Trang

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

DANH MỤC ĐỎ



Hàng xóm sửa nhà. Thợ làm ngả thang đánh vỡ một siêu đất cũ tôi để ngoài hành lang chung. Lẽ ra bình siêu sứt sẹo này “đi về nơi xa” từ lâu  nhưng vì“nguời dưng” của tôi lấy làm nơi gạc tàn, vứt đóm nên tôi  cứ để nó yên đó.

Hàng xóm qua xin lỗi rối rít và đòi mua gạc tàn mới để đền. Tôi nói “Không sao đâu chị! Vì thấy nó ở đó nên anh xã lấy làm nơi gạc tàn. Không có nó thì ảnh sẽ gạc tàn chỗ khác, chị ạ! ”.

Đã đuợc dặn dò vậy mà hàng xóm vẫn mang qua một gạc tàn sứ mới rất dễ thuơng kèm theo một bịch bánh làm quà. Tối về, tôi kể “người dưng” nghe. Anh thốt : “Thật không hiểu nổi! Trên đời này đang tồn tại hai hạng nguời quá trái ngược nhau : hoặc không biết điều chút nào hoặc quá biết điều!”.

Tôi cũng nghĩ như anh. Tôi còn nghĩ trong bụng, “khuyến mãi” thêm một câu nhưng tôi không nói ra : “Nhưng anh cũng  phải đồng ý với em là nhờ hạng nguời thứ hai mà đời này còn có chút dễ thương”.

Cám ơn sự dễ thương của  chị hàng xóm – ngừoi  đuợc tôi ngầm đưa vào “danh mục đỏ” cần phải bảo tồn khẩn cấp. 

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013

NGỒI NHẤP CHÉN



Tôi tin trong những người Sài Gòn đã sống qua ngày 30-4 có rất rất nhiều người còn lưu giữ trong ký ức một vài hình ảnh của những ngày cách nay 38 năm.

Đêm 29, cả nhà tôi leo lên sân thượng một khu chung cư trong quận 5, nhìn về hướng quận 1. Ở nơi đó, trên bầu trời đêm nổi bật nhiều ánh lửa sáng lóe. Mẹ tôi lẩm bẩm :”Đánh nhau !”, nét mặt đầy lo lắng. Những ngày trước đó, chúng tôi đã đóng sẵn ba lô quần áo. Cả chiếc cặp đi học bằng da khá lớn của anh  em tôi cũng được trưng dụng làm túi đựng đồ “chạy loạn”. Chúng tôi mặc đồ tây đi ngủ “để có gì là chạy”.

May là nơi chúng tôi ở đã “không có gì”.

Trưa ngày 30-4, khoảng 11g 20, tôi chụp cái thau nhỏ để đi mua đá lạnh. Khu nhà tôi ở khi xưa rất nóng nên vào giờ cơm, chúng tôi có thói quen đi mua đá về để “ăn cơm cho ngon hơn”. Tôi luôn lãnh nhiệm vụ đó. Trưa đó, tôi nói với mẹ “Con đi mua nước đá đây !”. Hình như tôi thoáng thấy vẻ mặt ngần ngừ của mẹ, nhưng người còn chưa kịp nói gì, tôi đã chạy ào xuống đường.

Trước hẻm nhà tôi, người ta đã đóng hai cánh cổng lớn lại. Ngày xưa, đó là dấu hiệu của “an ninh cần siết chặt”. Theo trí nhớ nhỏ nhoi của tôi, mỗi đêm cứ đến giờ thiết quân luật, người ta lại đóng cổng hẻm. Vào ngày 30-4-1975, cánh cổng hẻm tôi đã được đóng suốt từ buổi sáng. Muốn mua đá lạnh, tôi phải ra khỏi hẻm, quẹo trái, bỏ căn đầu bán hủ tíu mì để tới căn thứ hai là “pô đá”. Cổng đóng nhưng tôi cứ săm săm đi tới và lách người nhẹ nhàng qua khe hở hai bên cổng. Tôi thầm nghĩ :”Phân công cho mình mua đá là quá hợp lý ! Gặp người nào to lớn hơn, ắt là phải xách thau không đi về rồi ! ”.

Tôi hơi ngạc nhiên vì pô đá vẫn hoạt động. Và trong lúc chú chủ pô đang chặt đá cho tôi, tôi nghe qua loa phóng thanh đầu hẻm lời kêu gọi bỏ súng đầu hàng của tướng Nguyễn Hữu Hạnh.  Tôi ghi nhận thời gian xảy ra sự kiện ấy là 11g30. Tôi nhận lại thau đá và thấy chú chủ đã bán nhiều hơn bình thường. Theo đường cũ, tôi mang đá lạnh về cho gia đình.

Chiều đó, khoảng 16 giờ, gia đình tôi cùng gia đình người hàng xóm là cố nghệ sĩ Nguyên Hạnh tràn ra đứng ở ban công nhìn về phía đường cái. Chúng tôi thấy chóp những chiếc xe tăng đang ùn ùn lăn bánh ngang qua. Người lớn nhìn với ngổn ngang ý nghĩ của người lớn. Con nít nhìn với chút hoang mang  khi lần đầu  trông thấy những hiện tượng lạ. Sau này, khi tôi  kể mình đã nhìn thấy xe tăng ngày hôm ấy, một số người bạn Pháp nhìn tôi … “đầy hâm mộ” như thể tôi là một chứng nhân lịch sử vĩ đại nào vậy ! 

Tôi có thể ghi  một câu kết. Nhưng cuộc đời của mỗi người là những câu chuyện khác nhau. Có những câu chuyện nằm ngoài tầm kiểm soát, chỉ có thể trôi lăn tăn trên những dòng ba chấm (…) mà thôi.

Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2013

NHỚ CHỊ ANNA MOI

Một cuộc gặp gỡ đã làm thay đổi suy nghĩ của tôi vđộ giới hạn của con người. Đó là cuộc gặp gỡ với chị Anna Moi. 

Ngày ấy, tôi tìm chđể viết bài về nữ nhà văn Pháp gốc Việt vừa được phong tặng danh hiệu Hiệp sĩ văn hóa của Pháp. Tôi quen chị. Sau buổi làm việc chính thức đã có một số cuộc cà phơ cà pháo. Ngoài những thông tin tôi đăng trên báo, chđã kể tôi nghe nhiều việc khác gắn liền với cuộc đời của chị. Tôi đã được chị tặng sách và đã đọc .

Anna Moi là nhà văn thường xuyên được mời đi đông đi tây giao lưu với các nhà văn quốc tế. Vậy mà, chị làm tôi kinh ngạc khi biết rằng sự nghiệp cầm bút của chchỉ bắt đầu từ khi chị trở lại thăm quê ở tuổi trên 40. Anna sang Pháp du học lúc 16 tuổi và phải hơn 25 năm sau chị mới lần đầu trở vVN. Cảm xúc ấy bồi hồi và dâng trào tới nỗi chị phải để tuôn ra trên bàn phím. Vậy là đã ra đời nhà văn Anna Moi với nhiều tác phẩm được giới phê bình văn học Pháp đánh giá cao.

Rồi chị th lộ cho tôi thêm một "bí mật" : cũng tại VN, chị bắt đầu học thanh nhạc ỏ ở tuổi 43. Sau 4 năm ròng rã luyện thanh với một nữ giảng viên Nhạc vin, chđược mời tham gia vào đội hình hợp xướng của Nhạc viện TP HCM mỗi khi có công diễn.

Câu chuyn của chđã làm tôi suy nghĩ. Trước đó, tôi luôn cho rằng có nhiều việc đã muộn để có thể khởi sự. Chẳng hạn như học đàn piano là nỗi khát khao tội nghiệp của tôi trong những ngày còn thơ và kể cả khi vừa mới đặt chân vào đời. Khi đã có điều kiện để mua một cây đàn, tôi đã đi tới nửa đi người. Nỗi e ngại cho sức khỏe, cho trái tim khiến tôi cứ ngại ngần.

Chị Anna Moi là một tấm gương cho tôi thấy cuộc đời còn có nhiều việc đáng để thử và  đvui hơn rất nhiều. 

Thứ Ba, 12 tháng 2, 2013

XUÂN - PHÚC

Không thấy gió Xuân vờn trên má em sao?
Một nụ hoa báo trước mùa rực rỡ.
Xuân sẽ qua, Hđến, Thu lại tàn
Tôi sẽ gửi em bức ảnh đã hóa màu đen trắng.

Có dòng thời gian theo lẽ cứ tuần hoàn
Có những khoảnh khắc không thể  nào tìm lại



Con người lẻ loi khóc mãi suốt trên đường
Sức mạnh lớn nhất nằm ở tình yêu thương.

Có cây cao cao chở che mầm hoa nh
Có những nợ duyên không phi tại tình c
Mặt người sẽ phai như những mùa hoa cũ
Mong con sẽ mĩm cười
      khi nhớ ngày
             ta  múa hát bên nhau.

  
           

Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013

HỌC VÀ HÀNH



Hôm trước biết có người định chơi xấu mình một cú, vậy mà  lòng chẳng thấy buồn. Cũng chẳng giận, chẳng thèm phiền não. Mình chỉ nghĩ “Ồ, vụ này chẳng lạ.”, thấy tỉnh rụi như một người đứng ở xa xa nhìn lại. Nhân vụ này lại còn thấy mình hên, vì mấy tháng trước khi không mình đã làm một chuyện cứ y như lường trước chuyện sắp xảy ra để tự bảo vệ mình. Do đó, mình tiếp tục khuyên nhủ mình “cứ tiếp tục ở hiền để gặp lành”.

Phải ở hiền thôi, vì có vô số chuyện trên đời không tuân theo một lô gich nào. Không nhất thiết là phải chọc ai đó mới bị người ta ghét  hay phải ra đường thì mới bị xe “hun”. Nếu mình tích cực gieo điều thiện thì “những gì thuộc về  thiện” sẽ bao bọc lấy mình, che chở mình. Mình tin có  định luật sức hút. Thiện hút giới thiện. Ác hút quỉ ma.

Mình không phủ nhận quá trình thiện hóa cái tâm không phải ngày một ngày hai mà có được. Điều đó còn tùy vào xuất phát điểm của từng người , môi trường lớn khôn và sự tinh tấn của mỗi bản thân.  . Mình may mắn có nhiều người bạn mà mình ngưỡng mộ vể mặt đạo đức. Không kể người mẹ vĩ đại của mình, đầu tiên phải nói là một cô bạn  có một đức hy sinh tới độ mình đã có thời gọi cô ấy là “petite maman”. Nếu cô ấy biết con đường mình đi hôm nay chính là học theo cô ấy, không biết cô ấy có xúc động không ? :-) Trong số chị và bạn quanh mình hiện nay có không ít tấm gương về sự xả thân. Đó là những người dám đứng ra bảo vệ người khác, chịu khó chịu thương vì người khác. Điều cao quý là họ thực hiện mọi việc trong lặng lẽ, đôi khi nếu mình không tinh ý cũng sẽ chẳng nhận ra !

Mùa Xuân đang đến, như mọi năm, mình đi làm từ thiện. Vể việc này, mình cũng lại có may mắn là "có một đồng bọn rất chăm làm chuyện này". Một chị bạn biết nghìn lẻ một địa chỉ và một em bạn chẳng nề hà chuyện "gánh" cả bọn tụi mình trên con chiến mã bốn bánh vượt mọi đường trường. Trong nhóm mình về sau lại được hân hạnh thu nạp một anh bạn hào hiệp. Một người bạn mang chứng bệnh nan y trong người mà sau này mình  sẽ còn nhớ tới anh rất lâu. 

Bọn mình gặp hên. Trong chuyến thăm Trại người già ở Thạnh Lộc (nơi nuôi người già, người bại não, bại liệt v.v...) vừa qua, tụi mình mà ngồi rị mọ xếp hết quà bánh sữa nước v.v.. vào từng túi cho hơn 300 người chắc  tới chiều mới xong. Tụi mình quá sức gặp hên vì hôm đó, ở đó, có một đoàn sinh viên trường Đại học Khoa học tự nhiên đi làm thiện nguyện. Các em ấy đã phụ tụi mình xếp quà và tiên phong luôn mảng khuân vác. Vài em thanh niên mặc áo mùa hè Xanh cũng vào phụ. Trong những chuyện như vầy luôn luôn sẽ có sự giúp đỡ.







Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

BÁT NHÃ TÂM KINH


Chánh văn: Quán Tự-Tại Bồ-Tát hành thâm Bát-Nhã Ba-La-Mật-Ða thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách
Dịch: Bồ-Tát Quán Tự Tại khi hành sâu trí tuệ Bát-Nhã cứu kính, soi thấy năm uẩn đều không, qua tất cả khổ ách

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

MÁU LẠNH

Hôm nay, tôi đi xem The Impossible (Thảm họa sóng thần) ngoài rap. Phim  dựng theo chuyệ.n có thật của một gia đình sóng sót qua trận sóng thần đã ập vào Phuket ngay sau Noel 2004. Trong trận sóng thần năm đó, ở Phuket, đa phần người chết là du khách nước ngoài, những người đã vượt đường xa tìm đến bãi biển du lịch xinh đẹp này mong có được một kỳ nghỉ giáng sinh tuyệt với. Họ đã trải qua một đêm Noel đáng nhớ với cảnh lồng đèn thắp nến được mỗi gia đình thả tung lên trời...Họ thức dậy vào sáng hôm sau, mở tung đống quà rồi chạy tràn ra biển trước khi Cái Chết ập vào.

Tôi biết những cảnh tượng ở Phuket ngày đó còn khủng khiếp gấp trăm, gấp ngàn, gấp vạn lần những gì đạo diễn dựng lại trong phim. Mặc dù thế, đây là phim về thảm họa gần sự chân thực nhất tôi từng xem. Khi nước ập vào, trên nền phim không còn âm thanh gì ngoài tiếng nước ùng ục, như thể chính khán giả đang bị nhấn chìm trong nước. Tôi thắt lòng khi thấy nước biển quật tơi bời  hai mẹ con trong phim. Biển cả muốn tách rời họ nhưng nhờ vào ý chí kiên cường, cả hai cuối cùng đã có thể nắm lấy tay nhau.Từng phân đoạn miêu tả tỉ mỉ những gương mặt thất thần,  không khí hỗn loạn, tang thương, những người bị nội thương nặng sống cận kề cái chết vì thiếu thuốc men, những xe chở xác người .... 

Và trong lúc tôi đắm chìm với những cảnh ngộ buồn đau, sau lưng tôi có hai kẻ cứ cười khúc khích ngay ở những phân đoạn cảm động nhất. Khi ông lão Thái Lan phải chọn biện pháp kéo lê người mẹ từ đống đổ nát ra ngoài dù vết thương lớn ở chân bị ma sát khiến cô đau muốn ngất, ông lão đã nói vài câu tiếng Thái. Lập tức, hai kẻ sau lưng cải biên ngay câu đó sang tiếng Việt với nội dung cười cợt. Lúc phim chiếu sang cảnh người chồng và hai đứa con út còn sống đang nán lại resort để tìm vợ và đứa con cả, hai kẻ sau lưng dè bỉu "Xạo, xạo kìa (làm gì mà may mắn tới độ có thể sống sót cả nhà như vậy !)"

Tôi quay lại để nhìn cho rõ mặt họ : một cô mang kiếng tuổi  trên dưới 30 là kẻ nói nhiều nhất,  và  nói to. Người bạn đi cùng  cũng trạc tuổi .Biết tôi tỏ vẻ khó chịu, cả hai im được chừng mươi phút rồi lại tiếp tục bình phẩm xen lẫn cười nhạo.

Không chỉ có họ. Thỉnh thoảng, tiếng cười nổi ran nơi này nơi kia.

Một bộ phim làm trĩu lòng người xem như vậy. Sao người ta có thể cười ?

 Chỉ mới có  một nhúm vài chục người ngồi trong một rạp nhỏ, tôi  đã nghe ra không ít kẻ máu lạnh.