Trang

Thứ Năm, 27 tháng 5, 2010

Đi quán đảnh Ngọc Xá lợi Phật

Tháng Năm này, một cô bạn của tôi tự dưng nhận được thư mời tham dự Triển lãm Ngọc Xá lợi Phật được rước tới VN từ  nơi xa xôi  . Triển lãm diễn ra tận Bà Rịa, trong một vùng cách xa mọi trạm xe công cộng. May là cô bạn tôi có xe hơi riêng, càng may hơn  là cô ấy bỗng dưng nổi hiếu kỳ  và rất muốn có người bầu bạn cho đường đi đỡ chán - mà tôi thì là kẻ rất sẵn sàng.

Chúng tôi hẹn nhau ở vòng quay Hàng Xanh để thuận tiện cho cô . Trên đường quốc lộ, giữa những đọan kẹt xe cứng ngắc vì phía trước có tai nạn giao thông, cô sực nhớ ra mình quên mang theo thư mời nên phải gọi điện về hỏi mẹ cô sơ đồ đường đi ghi trên thiệp. Từ đó, tôi nghe ra một cái tên "Ngãi Giao".

"Đến Ngãi Giao thì quẹo trái nhe con !" - mẹ cô nói vậy. Đường nắng lóa và bụi kinh khủng, tôi nhìn những biển hiệu có lối viết ngô nghê hai bên đường, đọc lên để cùng tức cười, chẳng hạn nơi nọ trương bảng hiệu "Quầy bán thuốc cho người" thay vì chỉ nên ghi đơn giản "Nhà thuốc tây". Đó cũng là một cách giúp chúng tôi tán chuyện rồi cười hihi cho qua con  đường chưa biết khi nào mới tới điểm dừng. Xe đang chạy bon bon, cô thì mải mê nói chuyện với tôi, bỗng dưng tôi nghe cô buột miệng "Ý ! Ngãi Giao !", liền đó, cô cũng  lập tức ngoặt tay lái vào một ngả rẻ bên trái. Theo lời cô, "giống như có ai đó phát vào vai mình một cái" nên khi mồm miệng đang huyên thuyên và xe đang chạy bon bon trên con đường nắng chói, cô khi không lại ngó lên trời để nhận ra một tấm biển nhỏ đề chữ "Ngãi Giao". Thật sự đó không phải là một tấm biển nằm ở vị trí dễ đập vào mắt người đi đường, vì khi cô đang quẹo, tôi đã dáo dác kiếm tìm, miệng hỏi "Đâu ? Đâu?" mà cũng chẳng thấy nó ở đâu.

Đó đã là một việc có thể cho là "lạ". Chuyện lạ thứ hai là đọan đường từ quốc lộ vào tới chùa rất xa. Ở quảng đầu tiên, chúng tôi còn nhìn thấy cờ ngũ sắc treo rải rác như để dẫn đuờng khách hành hương, nhưng vào đến quảng giữa thì chẳng còn lá nào vì nơi này đang ưu tiên cho  Đại hội Đảng. Chúng tôi cứ "nhắm mắt nhắm mũi" chạy miết mà không biết mình đi đúng hướng hay không. Hỏi thăm một số trai tráng trên đường thì chẳng ai biết chùa ấy ở đâu, do người trẻ thời nay hiếm khi nào đi chùa, mà lại nhằm ngừoi trẻ từ nơi xa đến lập nghiệp chưa lâu thì lại càng vô vọng. Ở thời điểm đó, cô bạn tôi nhìn thấy vạch xăng đã lấn vào trong chữ E (Empty) do buổi sáng cô đã định  đổ xăng dọc đường nhưng lo đối phó với những đọan kẹt xe mà quên mất. Tôi hỏi một câu rất "khùng" :"Nếu hết xăng thì sao ?". "Thì mình phải đứng lại chứ sao ?" - cô cười, rồi vái " Lạy Trời, lạy Phật cho con gặp đuợc một cây xăng !". Bạn có tin không ? Giữa chốn tuởng như đìu hiu hút gió đó tức thì hiện ra một cây xăng. Vừa điều khiển xe tiếp cận trạm xăng, cô bạn tôi nói  tiếp " Vái cho có xăng A 95, à mà thôi con đòi hỏi quá, xăng A 92 cũng đuợc rồi !". Bạn biết gì không ? Dòng chữ "A 95" từ từ hiện ra ngay trước mũi chúng tôi !

Vợ Chồng Beckham Quy Ngưỡng Phật Giáo

Quảng Hiền dịch

Cặp vợ chồng sống tại Los Angeles với ba con trai – được tường thuật là “quy ngưỡng” tôn giáo vi diệu này và đang đọc kinh Phật mỗi sáng để giúp họ đối phó với lối sống cuồng nhiệt của mình.

Nguồn thông tin cho biết: “Victoria đã hòan toàn trở thành một cư dân Cali! David đeo chuỗi hạt để cầu xin sức khỏe, thịnh vượng và thành tích trên cổ tay. David bắt đầu theo đuổi các lớp yoga sau khi anh bị chấn thương đầu gối, và sau đó một đồng đội của anh đã đề nghị anh đọc kinh Phật để làm dịu tâm thức của mình.”

Hiện nay David và Victoria đọc một đọan kinh Phật ngắn năm phút mỗi khi thức dậy: “Cúi đầu đảnh lễ đấng Thế Tôn, Ngài là bậc đáng cúng dường, là bậc giác ngộ chân chính tối thượng, là người có đầy đủ giới hạnh…” để khởi đầu cho một ngày mới.

Ngôi sao của ban nhạc đã rã Spice Girl – Victoria – 34 tuổi, theo tường thuật là đã đưa ăn chay vào kế hoạch ăn kiêng của mình.

Nguồn tin cũng đưa thêm thông tin của tờ báo Anh - Look Magazin - rằng: "David and Victoria đang thực sự trở thành những người ăn chay lành mạnh. Victoria thường mua cà phê espresso với sữa đậu nành tại Urth Caffe, một quán cà phê bán thức ăn không chứa các chất hóa học nhân tạo gần tiệm sách Cây Bồ Đề Victoria, nơi đây cô thường mua các cuốn sách tự giúp mình tu tập trị giá hàng trăm đô la."

Tường thuật cũng cho biết cặp vợ chồng ngôi sao này cũng đã thuê một chuyên gia về phong thủy người Trung Quốc để bày biện lại căn hộ để đảm bảo rằng ngôi biệt thự của họ đã được sắp đặt đúng theo phong thủy.

Nguồn tin tiết lộ: “ Họ đã thuê các chuyên gia phong thủy Trung Quốc đến sắp xếp lại nhà của họ, hy vọng rằng sẽ giúp David may mắn hơn trong sự nghiệp bóng đá của anh và giúp cho họ có cơ hội có thêm con”.

Họ đã trở thành cặp vợ chồng hippy quyền lực tột bực.


(theo Hoa Linh Thoại)

BECKHAMS TURN TO BUDDHISM

The couple - who live in Los Angeles with their three sons - have reportedly "embraced" the mystical religion and are now chanting every morning in a bid to help them deal with their hectic lifestyles.

A source said: "David and Victoria have gone completely Californian! David has begun wearing health, prosperity and performance beads around his wrist. He has started yoga and stretching classes after a knee injury, and then a teammate suggested Buddhist chanting to soothe his mind.

"Now he and Victoria do a short five-minute chant when they wake up to start the day off on the right foot, repeating, 'Homage to the blessed one, the worthy one, the rightly self-awakened one.' "

Former Spice Girls star Victoria, 34, has also reportedly incorporated holistic eating into her diet plan.

The source added to Britain's Look magazine: "David and Victoria are really getting into the whole holistic, healthy vibe too. Victoria often picks up a soya latte at an organic cafe called Urth Caffe, which is next to The Bodhi Tree bookstore, where she bought hundreds of dollars' worth of self-help books."

The pair have are even said to have employed a Feng Shui expert to ensure their mansion is appropriately arranged.

The source revealed: "They have had Chinese Feng Shui experts come in to rearrange their home, hop[ing] it will improve David's luck on the soccer pitch and their chances of conceiving. They have turned into the ultimate hippy power couple!"


Thứ Năm, 13 tháng 5, 2010

Sống trong thế giới không rác



Thu nhặt lon ở Kamikatsu - Ảnh: Gaia
TT - Trong vùng đồi gập ghềnh ở miền tây nước Nhật có một thị trấn nhỏ mang tên Kamikatsu. Nằm ở thượng nguồn sông Katsuura với 2.000 dân và 85% diện tích được rừng bao phủ, Kamikatsu đang được nhiều thành phố lớn, nhỏ khác của Nhật và cả những cộng đồng cư dân nước khác học tập theo vì không bao giờ xả rác.


Không có công nhân vệ sinh

Thị trưởng Kamikatsu khẳng định với các nhà báo thị trấn không cần công nhân vệ sinh: "Người dân tự chịu trách nhiệm về mọi thứ họ thải ra. Họ tự chuyển thức ăn thừa và những thứ bị loại ra ở khâu bếp núc thành phân bón và phân các loại rác còn lại theo 34 hạng mục: vỏ chai nhựa thường, vỏ chai nhựa PET, vỏ bút, dao cạo râu...
Với 34 loại rác này, họ rửa sạch sẽ, phơi khô rồi mang đến các cửa hiệu nhận tái chế trên phố". Theo ông Kasamatsu Kashuichi, từ khi áp dụng kế hoạch này vào năm 2003, lượng rác của mỗi nhà tự động giảm hẳn, thức ăn thừa cũng vậy. Khi thực phẩm không bị lãng phí, giá của nó giảm theo.
Nhiều người dân tỏ ra rất hứng khởi với sáng kiến của chính quyền. Như bà Kikue Nii chẳng hạn. Bà nội trợ này gỡ bỏ giấy nhãn trên chai nhựa, mang chai đi rửa, lau khô rồi mang đến một cửa hiệu. Với mỗi túi chai, bà đổi được một tấm vé số. Có hôm bà trúng được một phiếu mua hàng trị giá tương đương 10 USD, không nhiều "nhưng còn hơn không có gì”.
Kikue Nii cũng là người thích tái chế thực phẩm thừa: "Tôi nghĩ mình ít thải rác vì chính mình phải tự tay tái chế chúng. Nếu thức ăn gồm rau củ hay thịt thà còn dư, tôi nấu lại thành một nồi xúp, nêm chút rượu vang vào. Vậy là tôi được một nồi xúp tuyệt vời!". Đôi vợ chồng nhà bên của Nii, anh Fumikazu Katayama và chị Hatssue cũng là những người siêng năng tái chế. "Tái chế đã trở thành công việc thường ngày của tôi. Mất một chút thời gian nhưng thật tốt nếu ta trả mọi vật về với Trái đất" - Katayama nói. 

Nói không với rác

Trước đây, Kamikatsu cũng như nhiều thành phố khác thường xuyên đau đầu vì vấn nạn xử lý rác. Nhận thấy chi phí dành cho vận chuyển rác đến bãi chứa và hỏa thiêu quá tốn kém, năm 2003, dưới sự lãnh đạo của một chính quyền thân thiện môi trường, các cư dân Kamikatsu đã thông qua "Tuyên bố không có rác".
Với các sáng kiến đang được thực thi, Kamikatsu nhắm tới trở thành chính quyền địa phương đầu tiên ở Nhật đóng cửa hoàn toàn bãi rác vào trước năm 2020. Với sự ủng hộ của các quĩ bảo vệ môi trường và Chính phủ Nhật, thị trấn này còn đầu tư nghiên cứu các dạng năng lượng mới, lập quĩ không rác để thưởng sáng kiến cho các hộ dân và còn lập ra một tổ chức phi chính phủ mang tên Học viện Không có rác của Nhật.
Noi gương Kamikatsu, nhiều thành phố trên thế giới đã thông qua tuyên bố "không có rác". Canberra của Úc và Toronto của Canada đặt mục tiêu "không thải rác" vào trước năm 2010. San Francisco ở Mỹ và hơn một nửa địa phương ở New Zealand cam kết sẽ trở thành thành phố không xả rác vào năm 2020.

THỦY TÙNG
(Theo BBC, Kansai.gr.jp-lục lại một bài cũ rích trên Tuổi Trẻ)

Sống giản đơn

(Bài của thạc sĩ xã hội học Nguyễn Thị Oanh, đăng trên Tuổi Trẻ cuối tuần 21-8-2008)
“Bí quyết của hạnh phúc không phải là sở hữu thật nhiều mà là giảm thiểu nhu cầu và sự ham muốn” - Ảnh: T.T.D.
“Sống giản đơn” (simple living hay living simply) là trào lưu đang lan rộng ở các nước công nghiệp hóa. Khái niệm này thường được đề cập trong sách báo viết về hạnh phúc hay chất lượng sống: “Muốn hạnh phúc, bạn hãy sống giản đơn”.
Nguồn gốc của trào lưu này là sự chán nản, mệt mỏi đối với cuộc sống thừa mứa tiền bạc, sùng bái vật chất không còn ý nghĩa mà kinh tế thị trường đã tạo ra. Vì để nuôi nền kinh tế, bằng mọi giá phải kích thích tiêu dùng bằng cách luôn tạo ra sản phẩm mới, rồi quảng cáo, khuyến mãi, cung ứng tín dụng tiêu dùng... Điều này đánh trúng tâm lý tiêu dùng của dân chúng.
Tâm lý tiêu dùng
Người ta mua sắm không vì cần mà bị mê hoặc bởi cái mới, cái lạ. Mua chỉ để mua, vì ghiền mua. Ở Mỹ có câu “Hãy mua sắm tới khi bạn ngã gục” (Shop until you drop). Tín dụng tiêu dùng khiến người ta xài thả ga như của chùa, đến lúc phải trả nợ mới tá hỏa. Sở hữu căn hộ là một ước mơ lớn, và người ta lập cả một hội những người sở hữu nhà gọi là “Home owners association” được Việt kiều dịch là “Hội ôm nợ”! Quả thật, trong bối cảnh kinh tế Mỹ hiện nay không ít người dở khóc dở cười vì nhà không bán được nhưng nợ nhà nước thì vẫn phải trả.
Có hai yếu tố tâm lý trói buộc người tiêu dùng. Đó là “mua sắm giải sầu” và “xài lấy le”. Các nhà tâm lý đã khẳng định nhiều người, đặc biệt là phụ nữ, khi có chuyện buồn hay đi mua sắm để tự an ủi. Tôi có một người bạn hễ thất tình thì đi mua đồ. Tôi cũng biết một bà cụ gần 80 tuổi vẫn đi sắm đồ, nhất là quần áo, để chật nhà vì cô đơn. Bà nói: không biết sống sao nếu không có mấy thứ đó! Xài sang để chứng tỏ đẳng cấp phổ biến trong cả nam giới. Vào thập niên 1950, các nhà xã hội học Mỹ đã nghiên cứu cái gọi là “biểu tượng của vị trí xã hội”. Người ta ăn thua nhau ở ngôi nhà, chiếc xe, cái ví hay chiếc váy thời trang. Hiện nay hiện tượng này không chỉ rõ nét ở những “nhà giàu mới” (TTCT 32-8-2008) mà còn phổ biến rộng rãi, nhất là trong giới trẻ.
Người ta không cưỡng lại nổi với đồ vật vì nó khỏa lấp những thiếu thốn không nhận ra được. Đó là ý thức về giá trị bản thân và ý nghĩa cuộc sống. Do đó một tác giả viết rằng: “Con người thay vì sở hữu đồ vật lại trở thành nô lệ của nó”.
Những căn bệnh của thời đại
Càng mua sắm người ta càng cần tiền. Muốn có tiền càng phải làm việc nhiều hơn. Từ đó phải sống vội, ăn nhanh, giải trí mạnh. Nếp sống này dẫn tới các căn bệnh của thời đại như trầm cảm, stress, tim mạch, tiểu đường, béo phì... Ngay cả ở VN, stress trở thành từ thông dụng. Có người ví von đây là những căn bệnh của 4M: money (tiền), mobile (điện thoại di động), mercedes (xe hơi cao cấp), McDonald (thức ăn nhanh). Trong lúc phương Tây bắt đầu tẩy chay thức ăn nhanh và cổ vũ ăn chậm thì tuổi trẻ VN tới các nhà hàng Kentucky, McDonald... không phải vì chất lượng thực phẩm mà ít nhiều theo mốt. Thật ra Tây lại mê “fast food” của ta vừa ngon bổ rẻ là phở, bún đủ loại... và cả bánh mì kẹp thịt!
Sống giản đơn là như thế nào?
Đó là xác định lại mục đích và ý nghĩa cuộc sống hầu loại bỏ những phù phiếm đang che đậy nó để sống nhẹ nhàng, thanh thản và tích cực. Câu chuyện dưới đây sẽ minh họa vấn đề.
Một người thầy già mời đám học trò cũ là những người thành đạt tới nhà uống cà phê. Ông bày ra những cái tách đủ loại: sang trọng, bình thường, đẹp, xấu và cả đồ nhựa. Khách chọn toàn những cái tách sang trọng, bỏ lại những cái tách tầm thường. Người thầy bèn nói:
“Các bạn thấy không? Ai nấy đều chọn những cái tách tốt nhất, để lại những cái xấu. Giành những điều tốt đẹp nhất cho mình là chuyện bình thường, nhưng đó là nguồn gốc của những vấn đề trong cuộc sống và làm tăng stress. Thực chất các bạn chỉ cần cà phê, nhưng một cách ý thức các bạn chọn những cái tách đẹp nhất. Các bạn còn để ý xem ai có cái tách đẹp nữa. Cái tách không làm tăng chất lượng của cà phê, có khi nó còn che giấu giá trị thật của thức uống, đôi khi nó khiến bạn phải trả tiền nhiều hơn...
Cuộc sống là cà phê. Việc làm, vị trí xã hội là những cái tách. Chúng chỉ là những công cụ chứa đựng cuộc sống. Chúng không xác định hay thay đổi được chất lượng cuộc đời mà ta đang sống. “Quá tập trung vào cái tách, ta quên thưởng thức cà phê. Hãy tận hưởng cuộc sống và nhớ rằng những người hạnh phúc nhất không có những điều tốt nhất nhưng họ biết làm ra những điều tốt nhất từ những gì họ có”.
Còn một tác giả khác khẳng định rằng: “Bí quyết của hạnh phúc không phải là sở hữu thật nhiều mà là giảm thiểu nhu cầu và sự ham muốn”.
Sống giản đơn luôn đi đôi với các trào lưu tiến bộ khác
Sống giản đơn luôn đi đôi với chia sẻ. Bill Gates, Warren Buffet và nhiều tỉ phú khác, thay vì phung phí của cải, đã dành những số tiền lớn cho hoạt động xã hội, từ thiện. Vì sống giản đơn là cách thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trên thế giới khi (theo số liệu của Liên Hiệp Quốc 1998) 20% dân số thế giới tiêu dùng 86% sản phẩm và dịch vụ trên Trái đất.
Ngày nay, nhiều người dân thuộc tầng lớp trung lưu ở Thụy Sĩ, New Zealand, Anh, Đức, Mỹ... tự nguyện sống giản đơn “với những niềm vui nho nhỏ, sống chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau, quay lưng với lối sống tiêu thụ và bảo vệ môi trường” (TTCT 13-8-2008).
Warren Buffet (tỉ phú 5 tỉ đôla) vẫn sống trong ngôi nhà nhỏ ba phòng ngủ đã mua 50 năm trước đây. Không sử dụng điện thoại di động, tự lái ôtô, không có bảo vệ... (TT 12-11-2007). Tỉ phú 3 tỉ đôla Bergruen, 46 tuổi, đã bán hai căn nhà, chiếc xe hơi duy nhất của mình rồi thuê khách sạn ở. Ông dự định dành toàn bộ gia tài của mình cho mục đích từ thiện. Trong khi chờ đợi ông chuyển sang sản xuất ethanol (thay thế xăng) cũng vì mục đích bảo vệ môi trường.
“Tiêu dùng xanh” là khẩu hiệu của nhiều tỉ phú trẻ ở Mỹ: trồng rau trong vườn, không sử dụng hàng hiệu, tập trung làm từ thiện (báo Yêu Con số 6-2008).
Một trào lưu khác là “sống chậm”. Người ta đua nhau học yoga, thiền để tĩnh tâm, để nhìn lại mình và cuộc sống. Những hiệp hội “sống chậm” đã ra đời không chỉ ở Âu, Mỹ mà cả ở châu Á nhằm thoát khỏi sự mê hoặc của vật chất và cuộc sống vội. Những “thành phố chậm” đã hình thành (với dân số không quá 50.000 dân), cam kết sản xuất sạch, ít ô nhiễm, yên tĩnh và không có xe hơi ở khu vực trung tâm. Ở đây, các ngành thủ công và ẩm thực truyền thống của địa phương được phát triển. Chưa đầy mười năm từ khi xuất hiện đã có 65 thành phố trên thế giới ủng hộ phong trào này. “Ngày không vội” khởi xướng ở Ý năm 2007, năm nay có 90 thành phố thuộc 11 quốc gia tham gia. (TT 7-3-2008).
Ý nghĩa của sống giản đơn
Được nêu lên trong các khẩu hiệu như:
- Đơn giản bên ngoài, giàu có bên trong (http://www.simpleliving.net/).
- Mọi thứ ta sở hữu sẽ quay lại sở hữu ta. Nếu chúng làm lợi cho cuộc sống và đáp ứng nhu cầu của bạn thì tốt. Nhưng nếu chúng trở thành gánh nặng và là động cơ sống của bạn thì điều đó có còn ý nghĩa gì không?
Còn Warren Buffet thì khuyên:
- Tránh xa thẻ tín dụng và đầu tư vào bản thân.
- Tiền không làm nên con người, mà con người làm ra tiền.
- Đừng làm những gì người ta nói. Lắng nghe họ nhưng hãy làm những điều mà bạn thấy hài lòng.
- Đừng phát cuồng vì hàng hiệu. Hãy mặc loại quần áo mà bạn cảm thấy thoải mái.
- Cuộc sống là của bạn. Tại sao lại để người khác có cơ hội kiểm soát đời bạn?
Sống giản đơn đã là một hiện thực xã hội
Nếu thập niên trước sống giản đơn là điều tôi chỉ nghe qua sách vở thì ngày nay tôi đã gặp ngay cả ở những gia đình trẻ Việt kiều cảm thấy “đủ rồi” với chuyện làm ăn và dừng lại để hoạt động từ thiện hướng về VN. Có người sống giản đơn kết hợp với bảo vệ môi trường và chuyên nghiên cứu về năng lượng mặt trời để giúp vùng sâu vùng xa. Sống giản đơn không còn là độc quyền của tỉ phú nữa. Tôi đã gặp nhiều gia đình không có tivi, nhiều cá nhân không sử dụng điện thoại di động. Đồ dùng trong nhà, quần áo dư thừa họ cho bớt đi. Họ tiết kiệm cả thời gian đi mua sắm để... làm vườn, trồng rau và sống thảnh thơi...
Một đại diện tổ chức phi chính phủ tại TP.HCM không sử dụng điện thoại di động và ví von: “Để rồi bạn xem, tôi đi sau mà sẽ về trước”. Một giáo sư trong phái đoàn chuyên gia công tác xã hội thăm VN trong tháng sáu vừa qua khoe: “Tôi đi vắng mấy tuần phải nhờ nhà hàng xóm ăn giùm rau trong vườn nhà tôi”.
Còn ở VN chúng ta?
Cách đây hai tháng tôi có một buổi nói chuyện về đề tài này. Tôi ngạc nhiên khi thấy một cử tọa trên 80 người đủ mọi thành phần: sinh viên, nhà nghiên cứu, nhà hoạt động xã hội, nhà văn... Tôi càng lý thú trước những tranh luận sôi nổi.
Tuy nhiên, đối với số đông mới bước vào mê hồn trận “tiền - đồ - làm nhiều - sống nhanh - ganh đua vì đẳng cấp”, tự giải phóng mình không phải dễ dàng. Bởi lẽ, để thay thế những cái bên ngoài cần những chân giá trị để tự khẳng định. Và chân giá trị không thể hình thành ngày một ngày hai.
Dù sao, vẫn có thể hi vọng rằng trước tấm gương của người, ta có thể đi tắt đón đầu, nhất là trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn hiện nay.
NGUYỄN THỊ OANH