Trang

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Chú Dược Sư

Bài chú này cũng rất hay : Chú Dược Sư.  Tôi giới thiệu clip lấy từ youtube trên này. Hôm nào rảnh, tôi sẽ viết thêm một chút. 



Tôi có một mong muốn nh là trở thành người hát pháp âm bên cạnh nhiều cái "trở thành" khác. Nếu như việc này làm tăng trưởng lợi ích cho chúng sinh. Ở Tây Tạng có một ni cô hát rất hay. Giọng cô cực thanh thoát. Nghe những bài pháp âm cô hát, tôi luôn thấy lòng mình rất đổi nhẹ nhàng.

Không biết bài này có phải do cô trình bày ?

Chú Dược Sư (Chú Dược Sư Phật hay còn gọi là Dược Sư Quán Đảnh Chơn Ngôn):

Tiếng Phạn:

namo bhagavate bhaiṣajya-guru-vaiḍūrya-prabhā-rājāya tathāgatāya arhate samyak-saṃbuddhāya tadyathā oṃ bhaiṣajye bhaiṣajye bhaiṣajya-samudgate svāhā.

Cách Phát Âm trì "Chú Dược Sư" theo tiếng Phạn:

Nam mô ba ga va tê, bai xa tra gu ru vai đu ri da, pờ ra ba ra tra da ta tha ga ta da a ra ha tê xam dác xam bút đa da, ta đi da tha, ôm bai xa trê bai xa trê bai xa tra xam mút ga tê xoa ha.

Âm Hán:

Nam mô bạt già phạt đế, bệ sát xả, lụ rô bệ lưu ly, bát lặt bà, hắt ra xà dã, đát tha yết đa da, a ra hắt đế, tam miệu tam bột đà da. Ðát điệt tha. Án, bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xã, tam một yết đế tóa ha.

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

CHÚ ĐẠI BI

Nếu bạn là người theo đạo Phật và bạn thuộc lòng bài Chú Đại Bi, tôi mời bạn nghe bài Chú được xướng dưới dạng nhạc âm này. Tôi hy vọng khi nhẫm theo bài chú bạn thuộc, bạn sẽ thấy rất thú vị.

Còn nếu bạn không phải Phật tử - Phật tđã quy y hay "Phật tử tự phong" -  và chưa từng nghe qua Chú Đại Bi, tôi mời bạn bấm vào link dưới đây đthư gin và tĩnh lặng tâm hồn một chút. 

Bản Chú đại bi này có cách xướng khác với bài Chú Đại Bi tôi từng giới thiệu trước đây, cũng trên trang tranlamtuyen.blogspot.com này.  Cách xướng này nghe chân phương hơn do nhạc nền đơn giản, chỉ là những âm thanh ri đều, lăn tăn như sóng nước. Còn nhạc nền của bài phối trước đây nghe rất hùng tráng. Mỗi cách đều có cái hay riêng

Thú thật, tôi không chuộng cách tụng kinh  lâu nay quen dùng trong các chùa của ta. Có lẽ do ảnh hưởng từ nền âm nhạc bản địa mà cách tụng kinh trong các chùa VN nghe quá sức sầu thảm. Trong khi đạo Phật là đạo nâng đỡ tâm hồn con người một cách hiệu quả tuyệt đối. Tôi nghe nói trong một số chùa hiện giđang dần sửa đổi cách tụng. Tôi thấy vậy hay hơn.

Tôi đã nhiều lời. Mời các bạn cùng thưởng thức :





Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

NGƯỜI CHỌN NGHỀ, NGHỀ CHỌN NGƯỜI ?

Bây giờ tôi mới hiểu mỗi con người từ khi sinh ra một cách vô thức đã tđộng "đi tìm" những công việc phù hợp với bản thân trên  bước đường tương lai. Phạm vi hoạt động nghề nghiệp của mỗi con người thật ra chỉ có thể loanh quanh trong một khuôn khổ nào đó. Người nghệ sĩ tính không thể chuyên chú kinh doanh, và ngược lại. Nên tôi nghi ngờ những  nhà buôn bán giỏi khoe mình cũng có thể làm thơ hay, sáng tác nhạc giỏi,  hoặc mt kẻ quá sức lãng mạn, mơ mộng bỗng có thể trở thành đại gia mà không phải trả giá bằng nim vui sống của mình.

Mới đây, tôi thử thâm nhập vào đời sống của một người hoạt động kinh doanh bán lẻ. Trước đó, hình dung của tôi về công việc đó khá đơn giản. Một ngày làm việc có lẽ chgm nhập/ xuất hàng, điều động nhân viên, hạch toán sổ sách, đếm tiền, nộp tiền. Nhưng khi bắt tay vào việc, tôi mới thấy thực tế chi li và phức tạp hơn nhiều . Việc nhập/xuất hàng, điều động, hạch toán, thu-giao tiền luôn ẩn chứa  nguy cơ tiềm ẩn và rủi ro phát sinh. Bên cạnh đó, đây cũng không phải một công việc luôn được
ngồi mát trong  phòng máy lạnh như thư ký nhà cao tầng hay phóng viên  Tuổi Trẻ . :-) Nhưng điều ngặt nghèo nhất là người quản lý dị ứng ba lơn, ngại vui cười nên không thể xua bớt cái nóng bức Sài Gòn. Mới một ngày trôi qua, tôi đã thấy lê thê hơn  thế kỷ.



Nhưng  người bạn làm chung không hề thấy đó làm phiền. Bao nhiêu năm trôi qua, bạn theo đuổi công việc  một cách tích cực, nhẫn nại và đã  tích lũy tài sản đáng k. Bạn cho biết :”Ngay từ hồi còn học cấp 2, tôi đã biết thức dậy lúc sáng sớm để giao hàng trước cổng trường. Tan học về, tôi ghé lại lấy tiền”.  Nếu tôi thấy chán với công việc ấy, với bạn là không. Bạn có động lực phấn đấu. Tôi nghĩ, có lẽ đó là mấu chốt của những đại gia kinh doanh thành công. Động lực phấn đấu và niềm vui lớn nhất của họ là tiền.

Còn tôi , tôi cũng thích tiền (có lẽ nhiều người đều thích).  Nhưng tôi cũng cần cả sự bay bổng , ước mơ lãng mạn, và những con chữ.  Khốn thay, những cái tôi cần hình như rất ít ăn nhập với những điều kiện cần để trở thành một đại gia kinh doanh ! 



Có lẽ mỗi một con người khi sinh ra đã được mặc định phải loanh quanh theo đuổi  những nghê nào đó. Có người thích làm giàu nhờ buôn bán. Người thích chữ, thích lãng mạn, bay bổng, thậm chí viễn vông trên những trang giáy, phím đàn hay sân khấu.  

Được làm công việc mình yêu thích và sống được nhđó là một hạnh phúc. Tôi nay thấm thía ý nghĩa  này. Một ngưi yêu sáng tác sẽ thế nào nếu phải suốt đời đứng sau quày bán hàng ? Ngày xưa, tôi khuyến khích một bà chị dâu cựu họa sĩ thiết kế  tập viết báo đtiếp tục niềm vui sáng tạo sau khi chị qua Mđịnh cư và không còn có thể theo đuổi nghcũ của mình. Nhưng nay, tôi đang khuyến dđứa cháu có gene vvời từ bước mơ của mình để chuyển qua học nurse theo lời khuyên của những người dì làm nurse ở Mỹ. Lý do dì tôi đưa ra là nhằm đảm bảo đứa nhỏ không bị thất nghiệp trong tương lai.  Liu tôi đã làm phải ?






Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

NGHỆ THUẬT TRỒNG LÚA Ở NHẬT BẢN

(xin phép share bài gửi từ mail của anh Lê Tri Trỵ) 

  
 
 
Một hình thức nghệ thuật tuyệt vời phát triển trong lĩnh vực trồng lúa tại Nhật Bản.Điều này không phải là một sáng tác của người ngoài hành tinh.Các bản vẽ đã thực sự được trồng lên!
 
Các nông dân tạo ra những bản vẽ mà không dùng màu hoặc mực.Thay vào đó, chỉ là các giống lúa khác nhau được trồng một cách chính xác và chiến lược và phát triển trong suốt mùa hè để hòan thành tác phẩm.
 
Một hiệp sĩ Sengoku trên lưng ngựa đã được sản xuất với hàng trăm ngàn cây lúa.
Đây là những giống lúa khác nhau với lá màu khác nhau để tạo thành bản vẽ.Ảnh này đã được chụp tại Inakadate, Nhật Bản.
 Napoleon trên lưng ngựa có thể được nhìn thấy từ những đám mây trên cao.
 
 
Hiệp sĩ Naoe Kanetsugu và vợ ông, Osen, nhân vật hư cấu trong trong loạt truyện "Tenchijin" xuất hiện trên thưở ruộng gần thành phố Yonezawa ở Yamagata Nhật Bản.
 
 
 Năm nay, nhiều "tác phẩm lúa gạo" khác nhau đã xuất hiện trên nhiều cánh đồng  khác nhau ở Nhật Bản.Những "Hòanh Phi" này được tạo ra bởi các giống lúa lá nhỏ màu tím và màu vàng Kodaimai, ngoài gạo Tsugaru thông thường còn có giống lúa Romaine với nhiều lá xanh. Các bức "Hòanh Phi" Inakadate có khi trãi rộng tới 15.000 mét vuông.
Ở trên mặt bờ ruộng, rất khó thấy các bản vẽ, và người quan sát phải leo lên đến đỉnh tháp đình làng để có thể thưởng thức được tác phẩm.
  Nghệ thuật lúa gạo đã xuất hiện vào năm 1993 như một phần của một dự án khôi phục việc trồng lúa,Một ý tưởng rằng "nẩy mầm" trong các cuộc họp của các ủy ban thôn xã.Trong 9 năm đầu tiên, ngưởi ta chỉ làm thí điểm nhỏ ở núi Iwaki, mỗi năm.Từ năm 2005, các nhà sản xuất đã đồng ý tiến xa hơn.Một năm sau đó, người ta sử dụng máy tính trồng 4 giống lúa khác nhau để tạo nên những hình ảnh phức tạp này.
Quả là Nghệ Thuật thực sự!
  

Thứ Hai, 2 tháng 4, 2012

CHUYỆN HAI NGƯỜI

Một người  tưởng đã đi khỏi cuộc đời bạn, đi rất lâu rồi, rất xa rồi, không còn biết ở đâu. Người đó bỗng đứng ở đầu đường kia, gọi bạn tít bên này : “Phải T đó không ? Còn nhớ “chị Hai” này không ?”

Một người bạn thương đẫm tim như thể ruột rà. Người bạn trút nỗi niềm thời thơ ấu lạc lòai . Nguời chơi với bạn, chân thành, thân thiết.. Người nói lời an ủi khiến nước mắt bạn lăn dài vì mỗi ngày khi ấy, bạn chỉ nhận tòan những sự thù hằn. Nguời khi thấy bạn khóc thì mắt vụt đỏ hoe. Còn bạn, khi nhìn thấy sắc nước lóng lánh trong đôi mắt ấy đã  vội nói “Thôi, Tư về nhà đây !” . Bạn quay lưng bước về hướng gọi là “nhà”, thấy mình thật lạ khi mắt còn ướt đây mà lòng như đang  bay.

Bạn vẫn nhớ, ngày bạn định nghỉ học nhưng đã bị ‘áp giải” đến trường. Vào giờ ra chơi, bạn mượn vội tập Lý của người “chị kết nghĩa” chép bài để đón tiết thứ 3. “Chị kết nghĩa” của bạn nói “Có lẽ hôm nay, cô sẽ kêu đến T vì cả lớp còn lại đã trả bài hết rồi”. Bạn lặng lẽ chép bài, người cũng lặng lẽ ngồi bên. Bạn chép xong, đọc lên một lần rồi gấp tập, đọc thêm một lần với người ấy vừa lúc chuông vào lớp vang lên. Cô giáo vừa mở sổ điểm ra đã gọi ngay tên bạn. Người lo lắng nhìn bạn. Bước chân dẫn bạn từ bàn học sinh đến bàn giáo viên mới buồn làm sao, nhưng bạn biết mình không cô độc. Bạn trả bài không vấp, thật may ! Có lẽ người ngồi bên dưới cũng thở phào ?

Người bạn tìm ngay sau biến cố lớn xảy đến. Bạn xin phép người coi sóc bạn cho phép mình “đến nhà một người bạn một chút”. Bạn vội vã  đến. Mẹ người đứng trên tầng 3 hét xuống “Con đừng đi tìm P nữa !”. Bạn chào bác ấy rồi quay lưng. Lòng bạn tan nát và trong đầu ngổn ngang bao ý nghĩ. “Không lẽ P cũng không hiểu mình ?”.

Người bạn đi tìm dấu vết 2 năm sau đó. Bạn đến một nơi kia, đọc ké một lá thư dài không thấy nhắc đến tên mình. Bạn ra khỏi nhà ấy với ý nghĩ “ Vậy là đã hết. Trong đời mình không còn cái tên MP  !”. Lạ một điều, trong nhiều chục năm dài, khi đã xếp người ấy vào chiếc rương quá khứ, mỗi lần chạy xe ngang nhà ấy, bạn vẫn ngước mắt nhìn. Nhà vẫn không xây lại, thậm chí dường như không cả quét lại vôi. Ngôi nhà ấy, bạn đã không biết bao nhiêu đêm đứng ở cửa chuyện trò, bao nhiêu lần vào bên trong đàn hát, và cả những lần mò lên tầng trên được người mẹ mời ăn cơm ké, rồi còn cho mang về hai bao tỏi… Bạn nghĩ nguời dẫu đã xa , nhưng  kỷ niệm tuổi thơ đẹp của bạn vẫn ở đó.

Có lần, bạn  mạnh dạn tấp xe vào hỏi thăm. Bạn không ngờ gặp ai đó biết người. Từ ngày ra đi, người chưa từng trở lại. Bạn hỏi, người đã theo học ngành nào. Rồi bạn ra về, “A vậy ta đã biết một chút tin tức về P”.

Bạn đã cương quyết gạt bỏ tên người ra khỏi ý nghĩ , nhưng sao một ngày kia khi nghe thấy tiếng gọi của người, run rẫy từ xa, “phải T đó không ?”, bạn lại muốn thâu về khỏang đời dài gần tròn 30 năm ? Và bạn sợ nguời lại một lần hiểu lầm bạn. Trước, người có thể hiểu lầm bạn vì đâu thì nay, khả năng lại sẽ vì  nguyên nhân ấy ? Không lẽ, tụi mình mất gần 30 năm mới có thể tìm lại nhau mà  không cố gắng giữ nhau lại. Phải không, P ?



Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2012

Điều ước

Giá có nhiều điều uớc (lòng tham vô đáy, hihi), tôi sẽ dành một điều để ước mình không cần ngủ vẫn sống khỏe, sống ngon trong cuộc đời này.

Ban đêm, quanh tôi mới yên tĩnh làm sao. Đêm lại dài, tha hồ thích thú. Thức đêm, tôi mới biết mình có khả năng tìm ra đủ lọai trò chơi thú vị vô biên. Chừng nào dưới đường kia còn chưa ầm ào tiếng xe, bóng đêm còn tràn ngập bên ngòai, căn phòng sáng đèn của tôi là thế giới duy nhất thở.  ! :-)

Tôi muốn, tôi thử, nhưng cơ thể tôi lại phản kháng. Nó nốc ao tôi bằng một đợt bệnh cảm. Nó hăm dọa tôi về một viễn cảnh Alzheimer.

Cho nên sau khi ghi lại điều ứoc này như một tiếng hú hét điên cuồng cho hả ... dạ, tôi đành phải quay về ôm cái giường mình tự nguyện khuất phục chính mình.

CV Lê Thị Riêng

Tối ngồi uống cà phê trước cổng công viên Lê Thị Riêng. Phố xá  người đi như  trẫy hội. Vĩa hè bị lấn chiếm. Xe cộ dựng cả trên bãi cỏ.


Người tìm tới công viên nhiều, người chỉ mượn đường đi ngang cũng lắm. Các lọai áo kiểu, áo hai dây, áo mỏng như sương sa phấp phới.  Đa số người đi bộ là phụ nữ, có lẻ vì mọi đàn ông đều thích vi vu trên xe . Nhiều kích cỡ phụ nữ khác nhau tràn ra đường. Có một đám  trẻ gái mặt búng ra sữa đi với nhau, bé nào cũng mang thân quá khổ tạo nỗi lo mơ hồ về tình trạng béo phì và dậy thì sớm trong cư dân đô thị.


Cứ khỏang mười kẻ ra đường bách bộ lại có một người bán vé số hiện ra. Có đàn ông, nhưng phần nhiều là phụ nữ. Lạ một điều, nếu những chiếc áo kiểu dạo chơi kia sáng lóa từ xa, những người bán  vé số lại mang theo bóng tối quanh mình. Không ai nhận ra họ từ xa, chỉ đến khi xấp vé số dày cộm được chìa trước mặt, khách mới thóang thấy một gương mặt gầy guộc, tối tăm , không hình nét. Người bán vé số đi , tan vào bóng đêm cũng nhanh như lúc đến, xấp vé dày cộm trĩu nặng tay..


Rồi từ sau lưng, một nguời đàn ông xuất hiện, mùi hôi của cơ thể lâu không tắm gội theo gió xộc vào mũi khách. "Cho xin vài hào ...", một giọng nói khào khào cất lên. Ở thời buổi tờ 500 đồng còn bị chê này, người đàn ông ấy đang nhắc tới chữ "hào"!  Ký ức quay về  ba mươi mấy năm trước, trong các quán xá Sài gòn, nơi những người ăn xin len lỏi tới từng bàn xòe tay xin từng  hào. Hay  người đàn ông này đã xin ăn từ hơn ba mươi năm trước !  Hay ông ta vốn vất vưởng phía sau,  len quanh từng thân cây công viên, lưu luyến không rời nơi gần 20 năm xưa còn là một bãi tha ma?


Khách uống nước, nhìn qua bên kia đường : một cửa hiệu mắt kính sáng choang vẻ lên  kính cửa  những dòng chữ mời gọi giảm giá ngọt ngào. Bên cạnh, một tòa siêu thị điện máy sừng sững. Xe cộ chạy qua chạy lại thật gắt. Bàn bên, một nhóm đàn ông tán dóc rôm rả, thỉnh thỏang có kẻ móc điện thọai di động gọi thêm "chiến hữu" tới "họp".


Phịch. Một thằng bé không biết từ đâu tới, khụyu gối xuống vĩa hè, tay chìa một cái nón, trong đó chứa vài tờ bạc 1000 đ, 2000 đ. Nó mặc áo thun xanh, vai quàng chéo một túi con. Khách hết hồn, khóat tay. Theo một niềm tin Á đông , để người phải quỳ, hay thậm chí lạy mình, là mất phước, tổn thọ rất ghê . Thằng bé đứng dậy. Nó đi vài bước, đến trước bàn nước tiếp theo lại đổ phịch người trên hai đầu gối. Nhóm đàn ông tán chuyện rôm rả xem như không nhìn thấy nó. Thằng nhóc lại đứng lên, đi vài bước sang bàn khác rồi lại quỳ xuống.  Xung quanh cứ có bao nhiêu bàn nước, thằng nhỏ ăn xin khụyu gối bấy nhiêu lần.


Thứ Tư, 18 tháng 1, 2012

kHÍ

Hổm rày, mình đang "sướng" với việc phối hợp dẫn khí  vào bài Thái cực quyền. "Dẫn khí" là trọng tâm của môn Thái cực quyền nhưng mãi sau hơn một năm kể từ ngày nhập môn, mình mới thật sự thấu hiểu điều đó. Thái cực quyền trong tiếng Anh gọi là Tai chi chuan. Chữ "Chi" là phiên của tiếng Hoa có nghĩa là Khí.  Gọi theo tiếng Nhật là "Ki". Vì vậy, luyện Thái cực quyền mà không luyện khí thì chưa phải.


Mình  phải mất một thời gian khá dài mới hiểu đuợc điều đó. Xem như ngày, tháng, năm của việc đạt tới chữ "Ngộ" này có thể được ghi lại như một thời khắc đáng nhớ. Thời khắc của lĩnh hội, cho dù mới ở mặt ý thức.


Cách đây hơn một năm, mình bị thu hút trước sự uyển chuyển và mạnh mẽ của một nữ huấn luyện viên Thái cực khi cô này đi quyền nên đã mạnh dạn xin cô giáo cho nhập môn. Cô giáo nhìn mình từ đầu xuống chân và phán , trông mình yếu như một con ốc sên. Cô đề nghị mình luyện trước bài Thái cực khí công để lấy lại sức khỏe mới mong đủ nội công học quyền. Hồi đó, những năm tháng dằng dặc trực khuya liên tục và chí mạng, nhiều lúc căng thẳng và thuờng xuyên ngồi lì trước máy tính  đã mang tới cho mình bao nhiêu chứng bệnh sinh ra từ  khí trệ. Nhân nói tới "Khí trệ", các bác sĩ đông y rất hay nhắc tới cụm từ này nhưng hồi chưa tập Tai chi chuan, mình hiểu lầm "khí" là một dạng thể nằm trong ổ bụng. Vì ít vận động chân tay, dạng thể đó bị "ứ" trong bụng và được gọi là "khí trệ". Hồi đó, mình ngây ngô quá !




Không biết bây giờ mình đã bớt ngây ngô tới đâu, nhưng có một điều ít nhất mình hiểu ra, khí không chỉ có thể "trệ trong bụng" mà đó là cả một vòng tròn đình công trong cơ thể. Những đường kinh lạc giăng khắp các chi trong cơ thể thành từng bó. Khí là một cái gì đó người thường khó hiểu nhưng những kẻ luyện khí trong
Thái cực quyền, chẳng hạn, có thể cảm nhận được. Khí chạy theo các đường kinh lạc. Nếu nó đuợc thông suốt , không bị "tắt đường" ở đâu , cơ thể sẽ OK. Còn nếu khí nghẽn đâu đó, vấn đề sẽ nảy sinh, từ nhỏ tới trầm trọng.


Sự màu nhiệm bắt đầu hiện ra khi mình dùng ý dẫn khí đi vào cơ thể ở ngả huyệt Bách hội rồi dẫn dọc theo cột sống tới chí Đan điền. Ấy là lúc hít hơi vào. Còn khi thở ra, luỡi đặt bên trong chân răng hàm trên sẽ giúp hai mạch Nhâm - Đốc khép lại dẫn khí thành một vòng tuần hòan.


Khi mình từ giả cô giáo đầu để bái sư một người khác, cô giáo thứ hai đã dạy mình vài bài quyền. Cô giáo người dẻo, chí tập cao, đi quyền trông bắt mắt, nhưng đám học trò cô chỉ gọi là tàm tạm. Trong thời gian đó, có vài cao thủ từ lò Trần Gia của huấn luyện viên - đại kiện tướng Tống Hòang Lân sang giao lưu với câu lạc bộ của mình. Nhìn họ đi quyền, mình sững người. Không phải cái kiểu múa tay chân như câu lạc bộ mình đang tham gia. Những chiêu thức họ phát ra nhẹ nhàng nhưng đầy kình lực. Cái tính thich giao du của người làm báo giúp ích mình thấy rõ. Chẳng cần phải mất thời gian, mình đánh bạn với họ.


Những người bạn đi trước trong môn Thái cực này dạy cho mình cách trạm trang, một lọai thiền đứng, ta vừa đứng ôm cầu vừa hít thở sâu - Đan điền - Nhâm, Đốc. Họ cho biết theo cách đó, ta có thể luyện nội công. Thế là mình làm theo, nhưng lúc đầu cũng chưa rõ gì nhiều.


Phải mất nhiều tháng. Bây giò, mình hiểu. Phàm làm việc gì cũng vậy, ta phải đi từng bước. Từ từ sẽ bước vào sâu, thâm nhập vào thế giới bên trong. Bước đầu tiên, ta có thể còn ở rất xa trung tâm nhưng nếu không có bước đầu, sẽ không có những bước tiếp theo. Từ độ tập trạm trang mà chưa hiểu rõ việc đó để làm gì, mình đã học vài bài quyền.Đầu tiên, mình cố học thuộc chiêu thức. Lúc mới thuộc, đánh rất thích, nhưng lâu ngày mà cứ mỗi vài bài đánh đi đánh lại, mình thấy nhàm. Nếu không vì sức khỏe, ắt mình buông từ lâu.




Cũng như sách, mua về khá nhiều nhưng lúc đầu chỉ tìm đọc những gì dễ hiểu. Gần đây, mình bóc lên cuốn Thái cực quyền tòan tập mua về đã lâu và đọc các trang về Triền - Ty ,  nói về vận kình bằng cách xoắn . Và rồi, ở đó, tác giả lại nhắc đến Khí. Triền - Ty, vặn xoắn để phóng khí, phát kình. Mà muốn phóng khí - phát kình, phải hít thở đúng. Nếu cứ hít thở như vậy, dùng ý dẫn khí như vậy, lâu ngày dày tháng, khí sẽ nhập vào xuơng cốt.


Vậy là , tự mình nghĩ ra, mình phải đưa việc dẫn khí vào tận bài quyền chứ không chỉ luyện nó khi trạm trang. Có nghĩa là, mình phải tự tìm ra khi nào hít và lúc nào thở ra cho đúng trong lúc đi quyền. Việc này rất quan trọng. Bởi việc phóng khí dường như chỉ thích hợp khi ta vươn tay ra. Còn khi thu nạp khí từ đỉnh đầu xuống huyệt Đan điền, động tác thích hợp nhất là lúc ta ôm bão cầu.


Vậy rồi, việc lạ xảy ra : ở một số động tác mình  nghĩ đúng cách phối hít thở , tay mình đã tự đi. Nói đúng hơn, mình chỉ cử động rất nhẹ tay phải là tòan bộ cánh tay phải của mình tự động bơi đi đúng hướng và tay trái cũng  tự động vòng vào ! Mình như múon reo lên truớc phát hiện này. Mấy ngày nay, mình luyện Thái cực không đơn thuần chỉ là "đi cho đúng bài" nữa. Bây giờ, mình không lấy việc đó làm quan trọng nữa. Mình chỉ lấy làm quan trọng việc "hít thở sao cho đúng ở mỗi động tác". Kết quả là lắm lúc khí nâng tay chân mình nhẹ bẩng. Rồi  các khớp ngón tay bị cứng của mình do biến chứng Rubella hồi giữa năm nay đang dần mềm lại,  nhờ được chữa trị bằng Khí của chính mình!


Hỡi các quý ngài đã để lại cho hậu thế môn võ Thái cực đáng giá, cũng như nhiều môn võ nổi tiếng khác của phương đông, bây giờ mình hiểu nhờ đâu, các ngài có thể sáng tác được những bài quyền hay như thế rồi !  Nhờ KHÍ !