Mới đây, tôi thử thâm nhập vào đời sống của một người hoạt động kinh doanh bán lẻ. Trước đó, hình dung của tôi về công việc đó khá đơn giản. Một ngày làm việc có lẽ chỉ gồm nhập/ xuất hàng, điều động nhân viên, hạch toán sổ sách, đếm tiền, nộp tiền. Nhưng khi bắt tay vào việc, tôi mới thấy thực tế chi li và phức tạp hơn nhiều . Việc nhập/xuất hàng, điều động, hạch toán, thu-giao tiền luôn ẩn chứa nguy cơ tiềm ẩn và rủi ro phát sinh. Bên cạnh đó, đây cũng không phải một công việc luôn được
ngồi mát trong phòng máy lạnh như thư ký nhà cao tầng hay
phóng viên Tuổi Trẻ . :-) Nhưng điều ngặt nghèo nhất là người quản lý dị ứng ba
lơn, ngại vui cười nên không thể xua bớt cái nóng bức Sài Gòn. Mới một ngày
trôi qua, tôi đã thấy lê thê hơn thế kỷ.
Nhưng người
bạn làm chung không hề thấy đó làm phiền. Bao nhiêu năm trôi qua, bạn theo đuổi
công việc một cách tích cực, nhẫn nại và
đã tích lũy tài sản đáng kể.
Bạn cho biết :”Ngay từ hồi còn học cấp 2, tôi đã biết thức dậy lúc sáng sớm để giao hàng
trước cổng trường. Tan học về, tôi ghé lại lấy tiền”. Nếu tôi thấy chán với công việc ấy, với bạn
là không. Bạn có động lực phấn đấu. Tôi nghĩ, có lẽ đó là mấu chốt của những
đại gia kinh doanh thành công. Động lực phấn đấu và niềm vui lớn nhất của họ là
tiền.
Còn tôi , tôi cũng thích tiền
(có lẽ nhiều người đều thích). Nhưng tôi
cũng cần cả sự bay bổng , ước mơ lãng mạn, và những con chữ. Khốn thay, những cái tôi cần hình như rất ít
ăn nhập với những điều kiện cần để trở thành một đại gia kinh doanh !
Có lẽ mỗi một con người khi sinh ra đã được mặc định phải loanh quanh theo đuổi những nghê nào đó. Có người thích làm giàu nhờ buôn bán. Người thích chữ, thích lãng mạn, bay bổng, thậm chí viễn vông trên những trang giáy, phím đàn hay sân khấu.
Được làm công việc mình yêu thích và sống được nhờ đó là một hạnh phúc. Tôi nay thấm thía ý nghĩa này. Một người yêu sáng tác sẽ thế nào nếu phải suốt đời đứng sau quày bán hàng ? Ngày xưa, tôi khuyến khích một bà chị dâu cựu họa sĩ thiết kế tập viết báo để tiếp tục niềm vui sáng tạo sau khi chị qua Mỹ định cư và không còn có thể theo đuổi nghề cũ của mình. Nhưng nay, tôi đang khuyến dụ đứa cháu có gene vẽ vời từ bỏ ước mơ của mình để chuyển qua học nurse theo lời khuyên của những người dì làm nurse ở Mỹ. Lý do dì tôi đưa ra là nhằm đảm bảo đứa nhỏ không bị thất nghiệp trong tương lai. Liệu tôi đã làm phải ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét