Trang

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Chú Dược Sư

Bài chú này cũng rất hay : Chú Dược Sư.  Tôi giới thiệu clip lấy từ youtube trên này. Hôm nào rảnh, tôi sẽ viết thêm một chút. 



Tôi có một mong muốn nh là trở thành người hát pháp âm bên cạnh nhiều cái "trở thành" khác. Nếu như việc này làm tăng trưởng lợi ích cho chúng sinh. Ở Tây Tạng có một ni cô hát rất hay. Giọng cô cực thanh thoát. Nghe những bài pháp âm cô hát, tôi luôn thấy lòng mình rất đổi nhẹ nhàng.

Không biết bài này có phải do cô trình bày ?

Chú Dược Sư (Chú Dược Sư Phật hay còn gọi là Dược Sư Quán Đảnh Chơn Ngôn):

Tiếng Phạn:

namo bhagavate bhaiṣajya-guru-vaiḍūrya-prabhā-rājāya tathāgatāya arhate samyak-saṃbuddhāya tadyathā oṃ bhaiṣajye bhaiṣajye bhaiṣajya-samudgate svāhā.

Cách Phát Âm trì "Chú Dược Sư" theo tiếng Phạn:

Nam mô ba ga va tê, bai xa tra gu ru vai đu ri da, pờ ra ba ra tra da ta tha ga ta da a ra ha tê xam dác xam bút đa da, ta đi da tha, ôm bai xa trê bai xa trê bai xa tra xam mút ga tê xoa ha.

Âm Hán:

Nam mô bạt già phạt đế, bệ sát xả, lụ rô bệ lưu ly, bát lặt bà, hắt ra xà dã, đát tha yết đa da, a ra hắt đế, tam miệu tam bột đà da. Ðát điệt tha. Án, bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xã, tam một yết đế tóa ha.

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

CHÚ ĐẠI BI

Nếu bạn là người theo đạo Phật và bạn thuộc lòng bài Chú Đại Bi, tôi mời bạn nghe bài Chú được xướng dưới dạng nhạc âm này. Tôi hy vọng khi nhẫm theo bài chú bạn thuộc, bạn sẽ thấy rất thú vị.

Còn nếu bạn không phải Phật tử - Phật tđã quy y hay "Phật tử tự phong" -  và chưa từng nghe qua Chú Đại Bi, tôi mời bạn bấm vào link dưới đây đthư gin và tĩnh lặng tâm hồn một chút. 

Bản Chú đại bi này có cách xướng khác với bài Chú Đại Bi tôi từng giới thiệu trước đây, cũng trên trang tranlamtuyen.blogspot.com này.  Cách xướng này nghe chân phương hơn do nhạc nền đơn giản, chỉ là những âm thanh ri đều, lăn tăn như sóng nước. Còn nhạc nền của bài phối trước đây nghe rất hùng tráng. Mỗi cách đều có cái hay riêng

Thú thật, tôi không chuộng cách tụng kinh  lâu nay quen dùng trong các chùa của ta. Có lẽ do ảnh hưởng từ nền âm nhạc bản địa mà cách tụng kinh trong các chùa VN nghe quá sức sầu thảm. Trong khi đạo Phật là đạo nâng đỡ tâm hồn con người một cách hiệu quả tuyệt đối. Tôi nghe nói trong một số chùa hiện giđang dần sửa đổi cách tụng. Tôi thấy vậy hay hơn.

Tôi đã nhiều lời. Mời các bạn cùng thưởng thức :





Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

NGƯỜI CHỌN NGHỀ, NGHỀ CHỌN NGƯỜI ?

Bây giờ tôi mới hiểu mỗi con người từ khi sinh ra một cách vô thức đã tđộng "đi tìm" những công việc phù hợp với bản thân trên  bước đường tương lai. Phạm vi hoạt động nghề nghiệp của mỗi con người thật ra chỉ có thể loanh quanh trong một khuôn khổ nào đó. Người nghệ sĩ tính không thể chuyên chú kinh doanh, và ngược lại. Nên tôi nghi ngờ những  nhà buôn bán giỏi khoe mình cũng có thể làm thơ hay, sáng tác nhạc giỏi,  hoặc mt kẻ quá sức lãng mạn, mơ mộng bỗng có thể trở thành đại gia mà không phải trả giá bằng nim vui sống của mình.

Mới đây, tôi thử thâm nhập vào đời sống của một người hoạt động kinh doanh bán lẻ. Trước đó, hình dung của tôi về công việc đó khá đơn giản. Một ngày làm việc có lẽ chgm nhập/ xuất hàng, điều động nhân viên, hạch toán sổ sách, đếm tiền, nộp tiền. Nhưng khi bắt tay vào việc, tôi mới thấy thực tế chi li và phức tạp hơn nhiều . Việc nhập/xuất hàng, điều động, hạch toán, thu-giao tiền luôn ẩn chứa  nguy cơ tiềm ẩn và rủi ro phát sinh. Bên cạnh đó, đây cũng không phải một công việc luôn được
ngồi mát trong  phòng máy lạnh như thư ký nhà cao tầng hay phóng viên  Tuổi Trẻ . :-) Nhưng điều ngặt nghèo nhất là người quản lý dị ứng ba lơn, ngại vui cười nên không thể xua bớt cái nóng bức Sài Gòn. Mới một ngày trôi qua, tôi đã thấy lê thê hơn  thế kỷ.



Nhưng  người bạn làm chung không hề thấy đó làm phiền. Bao nhiêu năm trôi qua, bạn theo đuổi công việc  một cách tích cực, nhẫn nại và đã  tích lũy tài sản đáng k. Bạn cho biết :”Ngay từ hồi còn học cấp 2, tôi đã biết thức dậy lúc sáng sớm để giao hàng trước cổng trường. Tan học về, tôi ghé lại lấy tiền”.  Nếu tôi thấy chán với công việc ấy, với bạn là không. Bạn có động lực phấn đấu. Tôi nghĩ, có lẽ đó là mấu chốt của những đại gia kinh doanh thành công. Động lực phấn đấu và niềm vui lớn nhất của họ là tiền.

Còn tôi , tôi cũng thích tiền (có lẽ nhiều người đều thích).  Nhưng tôi cũng cần cả sự bay bổng , ước mơ lãng mạn, và những con chữ.  Khốn thay, những cái tôi cần hình như rất ít ăn nhập với những điều kiện cần để trở thành một đại gia kinh doanh ! 



Có lẽ mỗi một con người khi sinh ra đã được mặc định phải loanh quanh theo đuổi  những nghê nào đó. Có người thích làm giàu nhờ buôn bán. Người thích chữ, thích lãng mạn, bay bổng, thậm chí viễn vông trên những trang giáy, phím đàn hay sân khấu.  

Được làm công việc mình yêu thích và sống được nhđó là một hạnh phúc. Tôi nay thấm thía ý nghĩa  này. Một ngưi yêu sáng tác sẽ thế nào nếu phải suốt đời đứng sau quày bán hàng ? Ngày xưa, tôi khuyến khích một bà chị dâu cựu họa sĩ thiết kế  tập viết báo đtiếp tục niềm vui sáng tạo sau khi chị qua Mđịnh cư và không còn có thể theo đuổi nghcũ của mình. Nhưng nay, tôi đang khuyến dđứa cháu có gene vvời từ bước mơ của mình để chuyển qua học nurse theo lời khuyên của những người dì làm nurse ở Mỹ. Lý do dì tôi đưa ra là nhằm đảm bảo đứa nhỏ không bị thất nghiệp trong tương lai.  Liu tôi đã làm phải ?