Trang

Thứ Hai, 27 tháng 12, 2010

MANTRA OF AVALOKITESHVARA LYRICS (Nhạc chú Đại bi)

Mời nghe nhạc :






Lời :

Namo Ratna Trayaya, Namo Arya Jnana Sagara, Vairochana, Byuhara Jara Tathagataya, Arahate, Samyaksam Buddhaya, Namo Sarwa Tathagate Bhyay, Arhata Bhyah, Samyaksam Buddhe Bhyah, Namo Arya Avalokite shoraya Bodhisattvaya, Maha Sattvaya, Maha Karunikaya, Tadyata, Om Dara Dara, Diri Diri, Duru Duru Itte We, Itte Chale Chale, Purachale Purachale, Kusume Kusuma Wa Re, Ili Milli, Chiti Jvalam, Apanaye Shoha

Và ghi chú chép lại từ quangduc.com:

Linh ngữ, thần chú hay chân ngôn—Mạn trà la, một công thức huyễn thuật được dùng trong Phật Giáo Mật tông bên Tây Tạng, một chuỗi âm tiết mang năng lượng. Trong một số trường phái Mật tông, người ta lập đi lập lại mantra như một hình thức thiền định (tập trung năng lượng vào một đối tượng để tạo nên sức mạnh tâm linh) (http://www.quangduc.com/tudien/tdphathoc/tdphthienphucPV-m.html)



 Bồ Tát Ðại Bi, mà người Hoa  và nguời Việt gọi là Quán Thế Âm. Ngài còn được gọi là Ðức Ðại Bi Quán Thế Âm, là vị Bồ Tát của tình thương và lòng từ thiện trùm khắp. Ngài là một trong những Bồ tát quan trọng nhứt của phái Ðại Thừa. Người tầm thanh cứu khổ. Quán Thế Âm đại diện cho lòng đại từ và sức cảm thông mãnh liệt và vô hạn, nhằm cứu vớt bất kỳ ai cầu xin ngài khi hoạn nạn. Tín ngưỡng dân gian còn tôn sùng ngài như người bảo hộ chống lại những tai ương hoạn nạn cũng như ban phước cho thiếu nhi. Ngài đóng một vai trò trung tâm trong tu tập sùng mộ của tất cả các tông phái Phật giáo. Mặc dù nguyên là nam nhân, Quan Âm đã trở thành nhân vật nữ trong trí tưởng tượng phổ thông ở Á Châu.

Và dưới đây là một entry tôi vừa lục lại được trong một blog cũ xì, có từ thời con người còn ăn lông ở lỗ. Nói  quá để nghe cho "hòanh tráng" chứ entry này tôi đăng ngày 12-12-2008, sau khi mắt đổ bệnh chưa lâu. Vì có liên quan đến bài nhạc Chú đại bi nên tôi copy-paste vào đây để sau này, khi đã già, không phải mất công lần mò tới 2 cái blog :

BLOG "PHIÊU DIÊU"

Đăng ngày: 15:50 12-12-2008
Thư mục: Tổng hợp
 
MẤY HÔM TRƯỚC, VIẾT VÀI ENTRY NGỚ NGẨN. CUỐI CÙNG BỊ MẤT HẾT VÌ NET CHẬP CHỜN.

LẦN NÀY, “BIẾT KHÔN” , HAY CÒN ĐƯỢC HIỂU LÀ “BIẾT LÀM SIÊNG”, ĐÁNH VÀO TRONG WORD.

MÀ LÚC NÀY MẮT MŨI ĐANG NHẬP VIỆN. VIẾT BLOG CÓ NGHĨA LÀ TRỐN VIỆN ĐI CHƠI. NÊN SẼ KHÔNG DÁM VIẾT LÂU. CHỮ ĐÁNH VÀO MÁY THÌ PHẨI BỰ CHÀM VÀM. CHƠI MỖI DĂM BA PHÚT NGHỈ MỘT LẦN.

 GIỐNG NHƯ BẢI CHÚ ĐẠI BI ĐANG NGHE QUA NET CỨ ĐỨT ĐOẠN TỪNG CHẬP. MÀ VẪN THẤY HAY.NẾU NHƯ KHÔNG ĐỨT ĐOẠN, CHẮC MÌNH ĐÃ “THĂNG TỚI TRỜI”

CHỈ CÓ NGHĨA LÀ “THẤY PHIÊU DIÊU”. MÀ BÀI CHÚ ĐẠI BI NÀY CŨNG THẬT NGỘ. NGHE NÓ, NƯỚC MẮT CÓ THỂ TUÔN TRÀO.

GIỐNG NHƯ MỘT ĐIỀU GÌ ĐÓ, CÁI GÌ ĐÓ QUEN THÂN NHẤT TRÊN ĐỜI, MÌNH ĐÃ ĐỂ LẠC MẤT TỪ QUÁ LÂU

MÌNH NGHE NÓ NẰM TRONG TIM MÌNH. VẬY MÀ ĐỂ LẠC QUÁ LÂU.

MÀ HÔM NAY, LÚC NÀY THẤY ĐÂY, NGÀY MAI, HAY CHÚT NỮA, LẠI LẠC NỮA RỒI.

Chủ Nhật, 12 tháng 12, 2010

Tình yêu ở lại (nhạc Quốc Trung, lời Dương Thụ)



Ðã hết rồi ngày nắng chói chang
Lúa đã vàng chiều đã khói sương
Và đã hết rồi mùa bão với giông
Gió thu trong vườn vắng man mác hương đêm

Ðã hết buồn và hết vấn vương
Ðã hết hờn giận hết nhớ thương
Và đã hết ngồi nhìn mãi bóng đêm
Sớm nay em lặng ngắm vệt nắng cuối thềm

Mùa thu đến nhẹ nhàng mùa thu rất trong
Dòng sông lắng đọng dần sông rất trong
Chuyện xưa đã xa dần rồi cũng lãng quên
Tình yêu vẫn vô hình sống với em

Ðã hết buồn và hết vấn vương
Lúa đã vàng tỏa ngát hương đồng

Thứ Sáu, 10 tháng 12, 2010

Kung Fu for Philosophers

( New York Times)


In a 2005 news report about the Shaolin Temple, the Buddhist monastery in China well-known for its martial arts, a monk addressed a common misunderstanding: “Many people have a misconception that martial arts is about fighting and killing,” the monk was quoted as saying, “It is actually about improving your wisdom and intelligence.”[1]
 
Indeed, the concept of kung fu (or gongfu) is known to many in the West only through martial arts fighting films like “Enter the Dragon,” “Drunken Master” or more recently, “Crouching Tiger, Hidden Dragon.”  In the cinematic realm, skilled, acrobatic fighters like Bruce Lee, Jackie Chan and Jet Li are seen as “kung fu masters.”
But as the Shaolin monk pointed out, kung fu embodies much more than fighting. In fact any ability resulting from practice and cultivation could accurately be said to embody kung fu. There is a kung fu of dancing, painting, cooking, writing, acting, making good judgments, dealing with people, even governing. During the Song and Ming dynasties in China, the term kung fu was widely used by the neo-Confucians, the Daoists and Buddhists alike for the art of living one’s life in general, and they all unequivocally spoke of their teachings as different schools of kung fu.

This broad understanding of kung fu is a key (though by no means the only key) through which we can begin to understand traditional Chinese philosophy and the places in which it meets and departs from philosophical traditions of the West. As many scholars have pointed out, the predominant orientation of traditional Chinese philosophy is the concern about how to live one’s life, rather than finding out the truth about reality.

The well-known question posed by Zhuangzi in the 4th century B.C. — was he Zhuangzi who had dreamt of being a butterfly or was he a butterfly dreaming he was Zhuangzi? — which pre-dated virtual reality and “The Matrix” by a couple of thousand years, was as much a kung fu inspiration as it was an epistemological query. Instead of leading to a search for certainty, as Descartes’s dream did, Zhuangzi came to the realization that he had perceived “the transformation of things,” indicating that one should go along with this transformation rather than trying in vain to search for what is real.

Confucius’s call for “rectification of names” — one must use words appropriately — is more a kung fu method for securing sociopolitical order than for capturing the essence of things, as “names,” or words, are placeholders for expectations of how the bearer of the names should behave and be treated. This points to a realization of what J. L. Austin calls the “performative” function of language. Similarly, the views of Mencius and his later opponent Xunzi’s views about human nature are more recommendations of how one should view oneself in order to become a better person than metaphysical assertions about whether humans are by nature good or bad. Though each man’s assertions about human nature are incompatible with each other, they may still function inside the Confucian tradition as alternative ways of cultivation.

The Buddhist doctrine of no-self surely looks metaphysical, but its real aim is to free one from suffering, since according to Buddhism suffering comes ultimately from attachment to the self. Buddhist meditations are kung fu practices to shake off one’s attachment, and not just intellectual inquiries for getting propositional truth.
Mistaking the language of Chinese philosophy for, in Richard Rorty’s phrase, a “mirror of nature” is like mistaking the menu for the food. The essence of kung fu — various arts and instructions about how to cultivate the person and conduct one’s life — is often hard to digest for those who are used to the flavor and texture of mainstream Western philosophy. It is understandable that, even after sincere willingness to try, one is often still turned away by the lack of clear definitions of key terms and the absence of linear arguments in classic Chinese texts. This, however, is not a weakness, but rather a requirement of the kung fu orientation — not unlike the way that learning how to swim requires one to focus on practice and not on conceptual understanding. Only by going beyond conceptual descriptions of reality can one open up to the intelligence that is best exemplified through arts like dancing and performing.

This sensitivity to the style, subtle tendencies and holistic vision requires an insight similar to that needed to overcome what Jacques Derrida identified as the problem of Western logocentrism. It even expands epistemology into the non-conceptual realm in which the accessibility of knowledge is dependent on the cultivation of cognitive abilities, and not simply on whatever is “publicly observable” to everyone. It also shows that cultivation of the person is not confined to “knowing how.” An exemplary person may well have the great charisma to affect others but does not necessarily know how to affect others. In the art of kung fu, there is what Herbert Fingarette calls “the magical,” but “distinctively human” dimension of our practicality, a dimension that “always involves great effects produced effortlessly, marvelously, with an irresistible power that is itself intangible, invisible, unmanifest.”[2]

Pierre Hadot and Martha Nussbaum, partially as a result of the world-historical dialogue of philosophy in our time, have both tried to “rectify the name” of “philosophy” by showing that ancient Western philosophers such as Socrates, the Stoics and the Epicurians were mainly concerned with virtue, with spiritual exercises and practices for the sake of living a good life rather than with pure theoretical endeavors.[3] In this regard, Western philosophy at its origin is similar to classic Chinese philosophy. The significance of this point is not merely in revealing historical facts. It calls our attention to a dimension that has been eclipsed by the obsession with the search for eternal, universal truth and the way it is practiced, namely through rational arguments. Even when philosophers take their ideas as pure theoretical discourse aimed at finding the Truth, their ideas have never stopped functioning as guides to human life. The power of modern enlightenment ideas have been demonstrated fully both in the form of great achievements we have witnessed since the modern era and in the form of profound problems we are facing today. Our modes of behavior are very much shaped by philosophical ideas that looked innocent enough to be taken for granted. It is both ironic and alarming that when Richard Rorty launched full-scale attacks on modern rationalistic philosophy, he took for granted that philosophy can only take the form of seeking for objective Truth. His rejection of philosophy falls into the same trap that he cautions people about — taking philosophical ideas merely as “mirrors” and not as “levers.”
One might well consider the Chinese kung fu perspective a form of pragmatism.  The proximity between the two is probably why the latter was well received in China early last century when John Dewey toured the country. What the kung fu perspective adds to the pragmatic approach, however, is its clear emphasis on the cultivation and transformation of the person, a dimension that is already in Dewey and William James but that often gets neglected. A kung fu master does not simply make good choices and use effective instruments to satisfy whatever preferences a person happens to have. In fact the subject is never simply accepted as a given. While an efficacious action may be the result of a sound rational decision, a good action that demonstrates kung fu has to be rooted in the entire person, including one’s bodily dispositions and sentiments, and its goodness is displayed not only through its consequences but also in the artistic style one does it. It also brings forward what Charles Taylor calls the “background” — elements such as tradition and community — in our understanding of the formation of a person’s beliefs and attitudes. Through the kung fu approach, classic Chinese philosophy displays a holistic vision that brings together these marginalized dimensions and thereby forces one to pay close attention to the ways they affect each other.

This kung fu approach shares a lot of insights with the Aristotelian virtue ethics, which focuses on the cultivation of the agent instead of on the formulation of rules of conduct. Yet unlike Aristotelian ethics, the kung fu approach to ethics does not rely on any metaphysics for justification. One does not have to believe in a pre-determined telos for humans in order to appreciate the excellence that kung fu brings. This approach does lead to recognition of the important guiding function of metaphysical outlooks though. For instance a person who follows the Aristotelian metaphysics will clearly place more effort in cultivating her intelligence, whereas a person who follows the Confucian relational metaphysics will pay more attention to learning rituals that would harmonize interpersonal relations. This approach opens up the possibility of allowing multiple competing visions of excellence, including the metaphysics or religious beliefs by which they are understood and guided, and justification of these beliefs is then left to the concrete human experiences.

The kung fu approach does not entail that might is right. This is one reason why it is more appropriate to consider kung fu as a form of art. Art is not ultimately measured by its dominance of the market. In addition, the function of art is not accurate reflection of the real world; its expression is not constrained to the form of universal principles and logical reasoning, and it requires cultivation of the artist, embodiment of virtues/virtuosities, and imagination and creativity. If philosophy is “a way of life,” as Pierre Hadot puts it, the kung fu approach suggests that we take philosophy as the pursuit of the art of living well, and not just as a narrowly defined rational way of life.

REFERENCES
[1] York, Geoffrey, “Battling Clichés in Birthplace of Kung Fu,” in The Globe and Mail Nov. 3, 2005.
[2] Herbert Fingarette (1972): “Confucius —The Secular as Sacred,” New York: Harper & Row, 4-6.
[3] See Pierre Hadot (1995): “Philosophy as a Way of Life,” Malden, MA: Blackwell Publishing, and Martha Nussbaum (1994): “The Therapy of Desire: Theory and Practice in Hellenistic Ethics,” Princeton: Princeton University Press.

Peimin Ni
Peimin Ni is professor of philosophy at Grand Valley State University. He currently serves as the president of the Society for Asian and Comparative Philosophy and is editor-in-chief of a book series on Chinese and comparative philosophy. His most recent book is “Confucius: Making the Way Great.”

Thứ Hai, 6 tháng 12, 2010

Về hậu duệ thế hệ Fn của lão đạo sĩ Trương Tam Phong

Nếu còn cái thời đi thi Trạng Nguyên, chắc tớ sẽ đưa mình vào đối tuợng đuợc tập trung huấn luyện để một lúc nào đó sẽ lều chỏng lên đuờng. Tớ không ham bon chen danh lợi, nhưng tớ khóai người ta đánh giá thử ... ngón võ của tớ thế nào. :-) Còn cái môn còn lại ? Lỡ ám vào người rồi nên phải ráng lên thôi ! :-)

Hôm nay có một kẻ mới nhập môn chưa lâu nhưng đã đuợc huấn luyện viên cho đứng đằng trước hàng để mấy sư huynh sư tỷ  "noi theo nhịp". Hihi. Nói chơi thôi, trong hàng đó không có cao đồ. Các cao đồ mắc đi phát dương quang đại rồi.

Thứ Tư, 1 tháng 12, 2010

Vì sao My Way ?

Lúc đầu, tôi mang ý đinh tạo blog này chỉ cho tôi, một nhật ký đúng nghĩa, trong đó ghi rất nhiều những chuyện mà thời chưa có mạng, chúng ta thường dốc vào một quyển sổ  ta chẳng muốn ai khác sờ vào. Quyển sổ ta nhét trong một cái hốc, có bìa đen nhìn rất đổi bình thuờng dưới mắt kẻ khác, (có khi để vậy nhằm ngụy trang ;-)),  chỉ riêng ta biết bên trong chứa những "bí mật quốc gia" "tầm cỡ" thế nào.

Được một thời gian, tôi nhận ra  hễ cái gì đã đưa lên mạng đều có nguy cơ phát tán. Tôi quyết định giấu những "bí mật quá sức hệ trọng" vào danh mục bản nháp. Nhưng những cái còn lại, nói chung cũng là những tâm sự rất riêng, khác với nhiều blogger khác chỉ đưa lên những chuỵên mà mọi người có thể cùng nhau tranh cãi, chuyện không dính tới bản thân mình. Lúc này, tôi vừa hỗ trợ những bạn đồng môn từ thời phổ thông lập một cái blog để làm nơi dán thông báo, hẹn hò v.v.... Trong tôi nảy ý muốn chia sẻ những gì hiển thị trên bề mặt của blog này cho họ. Bạn biết đó, với những người cứ thường xuyên, đều đặn gặp nhau từ thời mặt còn non tơ cho tới khi sắp già lụ khụ thì những cái riêng cỡ đó không cần phải che giấu. Như vậy, bước thứ hai của tôi là nâng cấp chia sẻ blog này cho những người bạn P4 và một số thật ít khác.

Hôm truớc, tôi tình cờ phát hiện  blog  anh H. Tôi và anh H quen biết nhau đã gần 20 năm qua một chuyện hết sức đặc biệt và anh coi tôi như một đứa em đặc biệt cũng nhờ "câu chuyện đặc biệt" đó. Anh H chinh chiến lâu năm trong lĩnh vực viết báo, viết kịch bản phim, kịch bản sân khấu và đạo diễn, nên khi tình cờ lạc vào blog anh, tôi có ý muốn tham quan để chiêm ngưỡng tài  anh. Nào ngờ đâu anh nhốt vào blog ấy rất nhìeu nỗi niềm riêng tây. Thế là tôi cảm thấy mặt mình dần dần đỏ lựng, như thể tôi đang vụng trộm đọc sổ nhật ký của nguời ta. Và vậy là tôi xìtốp. Tôi quyết định, chỉ khi nào anh bàn chuyện quốc dân thì tôi mới "hóng chuyện". Nhưng nếu cứ rình rình ngòai cửa nhà anh cái kiểu như vậy, tôi cũng thấy xấu hổ.

Nhưng blog anh lại có tới hàng trăm" người theo dõi"! Có vẻ như cái chuyện tôi sợ thì đối với anh là chuỵên lẻ mẻ. Trong khi tôi thích có những họat động riêng lẻ, càng ít người biết  càng tốt để tránh thị phi thì thái độ anh H hoàn tòan khác. Chỉ đến khi ngẫm nghĩ một hồi để tìm nguyên nhân của sụ khác biệt, tôi mới phì cười khi nhớ ra anh H là người nổi tiếng. Bạn thấy đó - người của công chúng .

Còn tôi, khi  gọi My Way tên của blog, tôi hình dung đó sẽ là một con đường yên tĩnh. Ở đó, tôi lầm lũi , thảnh thơi như mọi  kẻ hành hương,

Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2010

Ngày dưỡng bệnh

Tôi thấy tôi chạy hụt hơi để bám theo Thái cực quyền. Thái cực quyền đi đằng trước, thong dong, chỉ cần vận một chút khinh công . Được một quảng,  Thái cực quyền quay lại nhìn vào khuôn mặt xì tóe khói của tôi, chậm rãi nói  :" Tại sao mi cứ bám theo ta hòai vậy ?"

Thứ Bảy, 6 tháng 11, 2010

HIỂU ĐỜI

(Bài này do cựu thủ tướng Chu Dung Cơ của Trung Quốc viết)

Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh nhưng chỉ có hiểu đời thì mới sống thanh thản, sống thoải mái.

Qua một ngày mất một ngày
Qua một ngày vui một ngày Vui một ngày lãi một ngày

Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng. 

Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi. Nếu có người cần giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khỏe và niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ! Người khôn biết kiếm tiền biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó. 

“Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú”. Người già phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với “ông sư khổ hạnh”, hãy làm “con chim bay lượn”. Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc, cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sống, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của tuổi già.

Tiền bạc là của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khỏe là của mình.

Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn.
Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một chút hỏi vài câu là thấy đủ rồi.
Con tiêu tiền cha mẹ thoải mái; cha mẹ tiêu tiền con chẳng dễ.
Nhà cha mẹ là nhà con; nhà con không phải là nhà cha mẹ. Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp. Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.

Ốm đau trông cậy ai? Trông cậy con ư? Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường đâu (cửu bệnh sàng tiền vô hiếu tử). Trông vào bạn đời ư? Người ta lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi.Trông cậy vào đồng tiền ư? Chỉ còn cách ấy. 

Cái được, người ta chẳng hay để ý; cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm. Thực ra sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn. 

Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình (tỷ thượng bất túc tỷ hạ hữu dư), biết đủ thì lúc nào cũng vui (tri túc thường lạc).

Tập cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt, tự tìm niềm vui. Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui.

Con người ta vốn chẳng phân biệt giàu nghèo sang hèn, tận tâm vì công việc là coi như có cống hiến, có thể yên lòng, không hổ thẹn với lương tâm là được. Huống hồ nghĩ ra, ai cũng thế cả, cuối cùng là trở về với tự nhiên.

Thực ra ghế cao chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao.Quá nửa đời người dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho vui thì sống, việc nào muốn thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống vì ý thích hay không thích của người khác, nên sống thật với mình. 

Sống ở trên đời không thể nào vạn sự như ý, có khiếm khuyết là lẽ thường tình ở đời, nếu cứ chăm chăm cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm cho khổ sở. Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực, thế nào cũng xong.Tuổi già tâm không già, thế là già mà không già; Tuổi không già tâm già, thế là không già mà già. Nhưng xử lý một vấn đề thì nên nghe già.Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức.

Ăn uống quá thanh đạm thì không đủ chất bổ; quá nhiều thịt cá thì không hấp thụ được. Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ; quá ồn áo thì khó chịu…. Mọi thứ đều nên “vừa phải”.

Người ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn tham uống….)
Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh)
Người khôn phòng bệnh, chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống.

Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới khám chữa bệnh…. Tất cả đều là muộn. 

Chất lượng cuộc sống của người già cao hay thấp chủ yếu tùy thuộc vào cách tư duy, tư duy hướng lợi là bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng tư duy hướng lợi để thiết kế cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và sự tự tin, cuộc sống có hương vị; tư duy hướng hại là tư duy tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già chóng chết. 

Chơi là một trong những nhu cầu cơ bản của tuổi già, hãy dùng trái tim con trẻ để tìm cho mình một trò chơi ưa thích nhất, trong khi chơi hãy thể nghiệm niềm vui chiến thắng, thua không cay, chơi là đùa. Về tâm và sinh lý, người già cũng cần kích thích và hưng phấn để tạo ra một tuần hoàn lành mạnh.“Hoàn toàn khỏe mạnh”, đó là nói thân thể khỏe mạnh, tâm lý khỏe mạnh và đạo đức khỏe mạnh.

Tâm lý khỏe mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao thiệp; đạo đức khỏe mạnh là có tình thương yêu, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ sống lâu.

Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong hoạt động xã hội, thể hiện giá trị của mình, đó là cuộc sống lành mạnh.

Cuộc sống tuổi già nên đa tầng đa nguyên, nhiều màu sắc, có một hai bạn tốt thì chưa đủ, nên có cả một nhóm bạn già, tình bạn làm đẹp thêm cuộc sống tuổi già, làm cho cuộc sống của bạn nhiều hương vị, nhiều màu sắc.Con người ta chịu đựng, hóa giải và xua tan nỗi đau đều chỉ có thể dựa vào chính mình. Thời gian là vị thầy thuốc giỏi nhất. Quan trọng là khi đau buồn bạn chọn cách sống thế nào.Tại sao khi về già người ta hay hoài cựu (hay nhớ chuyện xa xưa)?

Đến những năm cuối đời, người ta đã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã đứng ở sân cuối, tâm linh cần trong lành, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tim lại những tình cảm chân thành. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thuở nhỏ, cùng bạn học nhớ lại bao chuyện vui thời trai trẻ, có như vậy mới tìm lại được cảm giác của một thời đầy sức sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn của tuổi già

Nếu bạn đã cố hết sức mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó! Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả ngắt vội không bao giờ ngọt.

Sinh lão bệnh tử là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu châm hết thật tròn./.

Thứ Sáu, 1 tháng 10, 2010

BẠN TÔI

Hôm nay, nhân dịp rà sóat một xấp tài liệu mà tôi trân quí tới mức đem cất vào két sắt, tôi phát hiện một đọan tản văn tôi viết năm (gần) 10 tuổi. So sánh với năng lực viết của một cô bé mười tuổi mà hiện tôi đang đi họp phụ huynh giùm , tôi công nhận chữ viết của mình lúc 10 tuổi trông xinh, và văn vẻ cũng hay ra phết. Trong đọan tản văn đó, tôi xưng "em". "Em" 10 tủôi thời ấy đã biết đến Phạm Duy. "Em" víet : "... Phạm Duy và vô số nhạc sĩ khác viết rằng tuổi 13 là tuổi mộng mơ. Nhưng em đây mới 10 tuổi đã mộng mơ là làm sao ?...". Dễ thương quá, phải không ?

Sau đó, tôi lại phát hiện mấy trang nhật ký tôi viết năm 14 tuổi, trong năm đầu tiên mẹ tôi qua đời. Lúc đó, tôi nghỉ học một năm vì buồn chán. Ở nhà ngòai giờ đi học thêu, đàn đúm với bạn bè hàng xóm, tôi giải khoây bằng cách mua mấy cục mực tím, chế nước sôi vào cho mực hòa tan rồi chấm bút viết. Tôi nhớ mình đã nghĩ ra hàng tá truyện dài kỳ, và có lẽ nội dung không đến nỗi tệ vì có một thằng bạn hàng xóm cứ là canh tôi viết đuợc trang nào thì giằng ngay trang ấy.Báo hại tôi phải gồng mình sáng tác như vũ bão để phục vụ cho thằng độc giả ái mộ mình ấy. Tiếc thay, những cuốn truyện đó, cũng như "quyển tạp chí" tôi "thi công" từ A đến Z năm học lớp 5 rồi đưa cho Mẹ tôi nhận xét, tất cả có lẽ đã đi vào sọt ve chai hay tan thành tro bụi để nhóm lên ngọn lửa trong lò bếp . Nếu nay còn giữ, đọc lại, tôi nghĩ chắc tôi sẽ phát hiện nhiều điều hay ho lắm. Chẳng hạn, nhờ mấy trang nhật ký con con năm 14 tuổi, tôi biết rằng thuở ấy người ta có thể mua mực với giá 1 đồng bạc. Mà đó là trước 2 kỳ đổi tiền. Có nghĩa là sau 2 lần đổi tiền, 1 đồng đó đã biến thành 1 xu thời nay.

Cách đây nhiều năm, một chị nhà văn là bạn thân khuyên tôi nên cất giữ tất cả những gì mình viết ra dù khi ấy chưa trọn vẹn, như một truyện ngắn hay tản văn dang dở nào đó, cất cho kỹ "vì mai mốt giở lại sẽ thấy nhiều điều hay lắm. Đó có thể là những ý tưởng mà mình sẽ chẳng bao giờ còn nghĩ đựoc do tuổi càng già người ta càng kém tươi mới. Hoặc là những tư liệu mà nếu không lưu , mình sẽ chẳng tài nào nhớ nỗi". Người nói ra câu đó đã khỏang 20 năm rồi. Nghe lời người, tôi có ý thức giữ lại một số, nhưng cũng "hủy họai" vô kể. Nhất là không giữ lại những bài báo mình viết. Những bài viết trong thời kỳ đầu, hăm hở, trẻ trung đánh dấu những tháng ngày hồn nhiên, sáng trong tuyệt đối.

Chiều hôm qua, khi đi ngang một cái cây đang trút lá vàng ào ạt trong công viên, tôi đã sựng lại và ngước lên nhìn, ngẩn ngơ khi thấy những cành cây khẳng khiu đang co lại tất cả nhựa sống. Mùa thu đã tới ở nhiều nơi, nhưng nơi tôi ở làm gì có thu sang ! Những lọai cây mọc ở vùng nhiệt đới xanh lá quanh năm, không có thói quen trút hết lá để đi ngủ trọn vẹn vào mùa đông như tôi đã thấy ở nước Pháp. Vậy mà cái cây này, hắn cứ trút lá thỏai mái làm thành một đọan thảm lá vàng khô ngọan mục trong công viên nhiệt đới, ngang nhiên sống theo luật lệ của riêng mình bên cạnh hàng tá những cây xanh um cạnh đó. Tôi tìm nhưng không thấy bản đề tên cây. Tôi đặt cho nó những cái tên : Cây Ôn đới, Cây Lille, gọi là Lille vì ở Lille tháng 10 năm 2004, tôi giẫm mỗi ngày lên thảm lá vàng êm ái trong công viên để đến trường báo chí. Cái cây này trút lá, trút vào tôi những kỹ niệm tuyệt vời của nhũng tháng trời "được làm người nước Pháp" không biết bao giờ mới tìm lại.

Đây, tôi vừa viết để lưu lại cảm xúc của mình nhân một chiều thu 2010. Cái này là để nhiều năm sau đọc lại. Chữ viết là một phát minh vĩ đại của lòai người. Nó giúp đỡ rất nhìêu cho những trí nhớ hữu hạn. Nó giúp nguời chủ của mình giải bày tâm trạng. Nếu thật sự làm chủ được con chữ, người ta có thể tạo ra tác phẩm ghê hồn nào đó. Tôi thì chắc còn lâu mới làm đuợc tác gia cỡ ấy. Nhưng con chữ chí ít cũng có thể và thật sự là đã trở thành một nguời bạn của tôi. Những lúc tôi một mình tìm kiếm và tình cờ phát hiện một niềm giải khoây Trời ban tặng. Tôi của 10 tuổi, 14 tuổi và bao nhiêu tuổi nữa có khác nhau gì  !

Thứ Bảy, 28 tháng 8, 2010

Nước Pháp - Back to the Past - Retour au Passé

Cuối năm 2004, tôi gặp may khi nhận được học bổng của Đại sứ quán Pháp đi tu nghiệp về journalisme ba tháng ở Pháp. Tôi đã đi từ ngày 15-10-2004 và về nước vào ngày 22-1-2005. Hồi mới tới Pháp, tôi ở Lille, tỉnh Đông Bắc giáp giới nước Bỉ. Sau đó, tôi đi Rennes,nơi đặt tổng hành dinh của tòa sọan Ouest - France, tòa sọan có số phát hành báo cao nhất nuớc Pháp. Cuối cùng, tôi đến Chateaubriant, thị trấn nhỏ nằm cách Rennes một giờ đồng hồ xe hơi, để thực tập trong văn phòng đại diện của Ouest - France ở đó. Từ 24-12-2004, tôi xin nghỉ phép để lên Paris tụ tập với một số bạn tu nghiệp sinh, sinh viên VN. Chúng tôi đã có những ngày rất vui bên nhau. Ngòai ra, tôi cũng đã có hai lần băng từ Lille đến nuớc Bỉ trong vai trò du khách.

Từ khi trở lại VN đến giờ, trừ vài ba bài báo khai thác chuyến đi này, tôi chưa bao giờ lưu lại hình ảnh của mình ở Pháp hay Bỉ. Bây giờ nhận thấy ký ức của mình đang phai mờ dần dần, hình ảnh đã chụp cũng rơi rụng bớt ở đâu không biết, tôi quyết định kể lại chuyện cũ để lỡ sau này có già nua, đảng trí rồi cũng còn có cái để ôn. Mà chuyến đi đó  quả rất quí giá đối với tôi, vì sao lại không ghi ra đây ?

Tôi sẽ đăng tãi hình theo trình tự tương đối của thời gian.

Ảnh trên là một ga xếp nằm giữa Bruxelles (Bỉ) và Lille (Pháp). Từ Bỉ trở về Lille cho kịp ngày học vào hôm sau, tôi phải đổi tàu mấy bận, có khi đi TGV, có lúc phải sang tàu thường. Ga xếp này là nơi tôi đón một chuyến tàu thuờng để trở về Lille. Ngồi trên tàu, tôi cứ là lắc lư suốt mấy tiếng đồng hồ chứ không đụoc cảm giác êm như đứng yên một chỗ như khi đi tàu cao tốc. Giá tàu thường rẻ hơn nhiều, và chuyến tôi đi rất vắng : cả toa chỉ có tôi và một đôi nam nữ.

Như bạn thấy đó, ga nhỏ vắng vẻ quạnh hiu dường nào. Ra đi từ một Sài Gòn tất bật, xô bồ,tôi  bị vẻ đẹp của sự vắng vẻ làm cho đứng tim.

Thứ Ba, 24 tháng 8, 2010

PHIẾM ĐÀM NHÂN NGÀY LÃNG DU CÔNG VIÊN

Khi đi bộ trong công viên, thông thường bạn sẽ “đi theo luồng”, có nghĩa nếu người đi trước mình đi theo chiều ngược kim đồng hồ thì ta cũng sẽ đi theo chiều như vậy. Do đó mà khi nhìn vào công viên buổi sáng hay ban chiều,  ta thấy một vòng tròn người đi nhanh, hối hả , chuyển động không ngừng  như một cây đèn kéo quân. Nếu an vị trên một ghế đá, bạn thấy anh A vụt qua trước mặt theo chiều ngược kim đồng hồ. Đợi khỏang 15-20 phút, lại sẽ thấy hình ảnh anh A vụt ngang tái diễn. Và cứ vậy, cứ vậy.

Sau vài tháng đầu “đi theo luồng” , bỗng dưng tôi chán khi cứ phải nhìn thấy ót anh A. Tôi cũng lại không thích hít thở quá nhiều khí carbon của người khác , khi mà tứ phía quanh tôi có đến hàng chục người đang chen vai thích cánh buớc đi . Tất nhiên, công viên là một lá phổi lọc khí có hạng , nhưng tôi thích một bầu không khí trong lành tòan vẹn, không mùi mồ hôi người . Vì vậy, sau khi “bứơc đi theo luồng” được vài tháng, tôi chuyển hướng, không chăm chăm đi trên cái vòng to nhất nằm ngòai cùng , mà đi ngang, rẽ tắt. Tôi gia nhập vào đòan người ở điểm xuất phát nhưng khi nhìn thấy ngã ba đầu tiên, tôi chào tạm biệt họ để rẽ vào. Tôi đi thẳng tới trước, thấy một con đường  nhỏ khác lại quẹo ngang. Có khi tôi nhập lại với đòan người một đọan ngắn. Nhưng lại nghe mùi mồ hôi chua nồng nên tôi cấp tốc tạm biệt họ lần nữa.

Có khi tôi đi vào khu vực giữa công viên , tự thưởng mình vài cú vòng quanh hồ sen. Nếu trời còn sáng , tôi móc điện thọai chụp hình những đóa cực đẹp. Tôi vượt qua một gò đồi để hạ cánh an tòan bờ bên kia. Khu vực giữa công viên có nhiều cụm kỳ hoa dị thảo, sao tôi lại không tận hưởng cho tâm hồn thăng hoa ? Ít người mồ hôi mồ kê hùng hục nơi đó nên lỗ mũi tôi tha hồ phổng nở. Gần một gốc cây già nơi bầy sóc rất thích leo xuống chơi đùa, tôi dừng lại múa vài đường Thái cực.

Đi công viên theo một chiều đã định , đến một lúc nào đó ta sẽ không còn thấy hàng cây mình đang đi ngang chắc khỏe , to rộng và xanh đến đáng ngạc nhiên như ngày đầu ta mới đến đó. Trong trí ta chỉ còn vang lên những từ ngắn gọn theo nhịp chân bước “ (chỗ này) cây nhiều, (đi ngang) dãy xe màu xanh dùng để chở rác (cũng may không có rác), quẹo, bờ xi măng, quán nước…”. Ta lặng lẽ xướng lên từng cụm từ , vì chúng là những cột mốc nhắc nhớ ta đã đi được bao xa. Những từ đó cứ vang lên theo trật tự đã định,lập đi lập lại một cách buồn chán.

Sau khi đi bộ trong công viên được vài tháng, cảm thấy con đường mình đi đã quá nhàm, tôi biến tấu bằng cách đi ngược luồng. Lập tức, tôi không còn nhìn thấy ót của hàng chục người đi trước nữa , thay vào đó hàng trăm khuôn mặt rõ mồn một ồ ạt kéo tới và sượt ngang mặt mình ! Tôi chỉ cần đừng nhìn chăm chú là thóat khỏi cảm giác chóng mặt trên. Đi ngược chiều, tôi phát hiện mình có không ít người quen. Họ nhận ra tôi và chúng tôi dừng lại, kêu to "Khỏe không em (anh) ?" một cách vui vẻ. Niềm vui này hầu như tôi không được tận hưởng khi cứ bám theo ót anh A ở bờ đông trong khi người quen tôi còn ở tận bờ tây. Chỉ có điều, đi ngược chiều nên tôi phải thật khéo léo, phải biết “kéo thắng” kịp lúc và giữ khỏang cách an tòan với đám đông.

Đó là lúc công viên đông người. Có lần, tôi vào đó khi đòan nguời chưa đến. Công viên chỉ có dăm ba kẻ nắm tay nhau dạo quanh. Tôi thử đi ngược chiều và tức khắc cảm giác con đường quá sức quen thuộc của mình bỗng mang vẻ hòan tòan xa lạ. Không có đòan nguời che bớt cảnh vật, tôi nhìn ra lề trái đã biến thành lề phải , đằng trước trở thành phía sau, cảnh vật đảo ngược lộ ra bề mặt tôi chưa bao giờ thấy. Đi được vài bước, bỗng dưng tôi sợ. Vì sao con đường bình thường thấy quen trong phút chốc biến thành xa lạ ? Giống như một người thân thiết của ta bỗng một ngày biến đổi từ gương mặt đến hình dáng , một cách hòan tòan.

Tôi dừng lại, rồi chầm chậm, quay người để đi đúng cái chiều mình vẫn thường chán. Cảm giác an tòan ùa vào lòng. Hôm đó, tôi không phải hít thở mùi mồ hôi ngừoi nhờ công viên vắng vẻ. Đến hôm đó, tôi mới nhận ra con đường bình thường , quá quen đến độ mình thấy chán đó, ẩn chứa một tình thân.

Thứ Tư, 11 tháng 8, 2010

"Trước mùu tựu trường"

Chưa đi tới nơi ấy mà tôi đã hồi hộp rồi. Trong đầu tôi mường tượng cảnh một studio lọai trung bình, nơi có mic và đầu thu. Có lẽ phòng thu không thuộc lọai cao cấp, vì Thư viện Khoa học tổng hợp bói đâu ra nguồn ngân sách dồi dào cho việc phục vụ không công ? Cũng không hy vọng phòng có máy lạnh. Cha ! Đã quen làm việc trong phòng có điều hòa, có lẽ tôi phải chịu khó rồi nếu muốn làm công việc thiện nguyện. Nhưng bây giờ, nguời ta ai cũng đã biết muốn giữ gìn máy móc phải cho nó được ướp lạnh nên có lẽ tôi không nên lo quá phần này.

Tôi cũng thật tức cười, khi không thắc mắc chuyện có máy lạnh hay không ở nơi tôi sắp chia sẻ một ít thời gian của mình cho công ích. Cái tôi mơ truớc hết đúng ra phải là một hệ thống máy móc chất luợng tạm đủ  để có thể cho ra những băng đĩa âm thanh tốt.  Không biết nguời ta sẽ giao cho tôi đọc những cuốn sách nào đây. Mà dù đọc sách nào,tôi chắc sẽ rất vui. Tốt hơn là có thể đọc những sách về Phật giáo hay như Mùi hương trầm của ông Nguyễn Tường Bách. Mà không biết ở đó có đĩa sách nói về Phật giáo chưa nhỉ. Chắc khó mà có quá. Hay tôi đề nghị vói họ ?

Tức cười quá. Đi làm việc công ích mà cũng hồi hộp, nôn nao, thích thú như sắp được đi học môn gì đó. Từ trước tới nay, mỗi lần cắp sách đến lớp ngọai ngữ, quốc tế học, Đông Nam á học, Văn chương Anh v.v..., tôi đều hồi hộp, nôn nao. Lúc đó vui vì sắp nạp đuợc kiến thức. Còn bây giờ vui vì có thêm một cơ hội làm công quả.

Mà biết đâu, nhờ đọc nhiều sách , tôi sẽ học được thêm những điều gì đó. Vái Trời họ đưa cho tôi những cuốn sách hay. Lỡ là sách tôi không thích ? Ủa mà sao tôi suy nghĩ vẩn vơ, đóan già đóan non về những điều chưa tới chi vậy. Cứ như tưởng tượng trước về một món ăn ngon trước khi chính thức giáp mặt và ... xáp lá cà. Cho dù, theo kinh nghiệm của tôi, 90% những việc dĩen ra trong thực tế không giống những gì bạn tưởng.

Làm con nguời, đối với tôi, thú nhất là khi có thể đóng góp một điều gì đó cho tha nhân. Một điều gì đó mà khi làm nó, ta không phải chà đạp lên ai . Nó có tính lý tuởng. Nó không làm giàu cho túi tiền của ta nhưng rất ư là làm giàu cho tâm hồn. Tôi biết tôi hợp với nó biết bao. 

Thứ Năm, 27 tháng 5, 2010

Đi quán đảnh Ngọc Xá lợi Phật

Tháng Năm này, một cô bạn của tôi tự dưng nhận được thư mời tham dự Triển lãm Ngọc Xá lợi Phật được rước tới VN từ  nơi xa xôi  . Triển lãm diễn ra tận Bà Rịa, trong một vùng cách xa mọi trạm xe công cộng. May là cô bạn tôi có xe hơi riêng, càng may hơn  là cô ấy bỗng dưng nổi hiếu kỳ  và rất muốn có người bầu bạn cho đường đi đỡ chán - mà tôi thì là kẻ rất sẵn sàng.

Chúng tôi hẹn nhau ở vòng quay Hàng Xanh để thuận tiện cho cô . Trên đường quốc lộ, giữa những đọan kẹt xe cứng ngắc vì phía trước có tai nạn giao thông, cô sực nhớ ra mình quên mang theo thư mời nên phải gọi điện về hỏi mẹ cô sơ đồ đường đi ghi trên thiệp. Từ đó, tôi nghe ra một cái tên "Ngãi Giao".

"Đến Ngãi Giao thì quẹo trái nhe con !" - mẹ cô nói vậy. Đường nắng lóa và bụi kinh khủng, tôi nhìn những biển hiệu có lối viết ngô nghê hai bên đường, đọc lên để cùng tức cười, chẳng hạn nơi nọ trương bảng hiệu "Quầy bán thuốc cho người" thay vì chỉ nên ghi đơn giản "Nhà thuốc tây". Đó cũng là một cách giúp chúng tôi tán chuyện rồi cười hihi cho qua con  đường chưa biết khi nào mới tới điểm dừng. Xe đang chạy bon bon, cô thì mải mê nói chuyện với tôi, bỗng dưng tôi nghe cô buột miệng "Ý ! Ngãi Giao !", liền đó, cô cũng  lập tức ngoặt tay lái vào một ngả rẻ bên trái. Theo lời cô, "giống như có ai đó phát vào vai mình một cái" nên khi mồm miệng đang huyên thuyên và xe đang chạy bon bon trên con đường nắng chói, cô khi không lại ngó lên trời để nhận ra một tấm biển nhỏ đề chữ "Ngãi Giao". Thật sự đó không phải là một tấm biển nằm ở vị trí dễ đập vào mắt người đi đường, vì khi cô đang quẹo, tôi đã dáo dác kiếm tìm, miệng hỏi "Đâu ? Đâu?" mà cũng chẳng thấy nó ở đâu.

Đó đã là một việc có thể cho là "lạ". Chuyện lạ thứ hai là đọan đường từ quốc lộ vào tới chùa rất xa. Ở quảng đầu tiên, chúng tôi còn nhìn thấy cờ ngũ sắc treo rải rác như để dẫn đuờng khách hành hương, nhưng vào đến quảng giữa thì chẳng còn lá nào vì nơi này đang ưu tiên cho  Đại hội Đảng. Chúng tôi cứ "nhắm mắt nhắm mũi" chạy miết mà không biết mình đi đúng hướng hay không. Hỏi thăm một số trai tráng trên đường thì chẳng ai biết chùa ấy ở đâu, do người trẻ thời nay hiếm khi nào đi chùa, mà lại nhằm ngừoi trẻ từ nơi xa đến lập nghiệp chưa lâu thì lại càng vô vọng. Ở thời điểm đó, cô bạn tôi nhìn thấy vạch xăng đã lấn vào trong chữ E (Empty) do buổi sáng cô đã định  đổ xăng dọc đường nhưng lo đối phó với những đọan kẹt xe mà quên mất. Tôi hỏi một câu rất "khùng" :"Nếu hết xăng thì sao ?". "Thì mình phải đứng lại chứ sao ?" - cô cười, rồi vái " Lạy Trời, lạy Phật cho con gặp đuợc một cây xăng !". Bạn có tin không ? Giữa chốn tuởng như đìu hiu hút gió đó tức thì hiện ra một cây xăng. Vừa điều khiển xe tiếp cận trạm xăng, cô bạn tôi nói  tiếp " Vái cho có xăng A 95, à mà thôi con đòi hỏi quá, xăng A 92 cũng đuợc rồi !". Bạn biết gì không ? Dòng chữ "A 95" từ từ hiện ra ngay trước mũi chúng tôi !

Vợ Chồng Beckham Quy Ngưỡng Phật Giáo

Quảng Hiền dịch

Cặp vợ chồng sống tại Los Angeles với ba con trai – được tường thuật là “quy ngưỡng” tôn giáo vi diệu này và đang đọc kinh Phật mỗi sáng để giúp họ đối phó với lối sống cuồng nhiệt của mình.

Nguồn thông tin cho biết: “Victoria đã hòan toàn trở thành một cư dân Cali! David đeo chuỗi hạt để cầu xin sức khỏe, thịnh vượng và thành tích trên cổ tay. David bắt đầu theo đuổi các lớp yoga sau khi anh bị chấn thương đầu gối, và sau đó một đồng đội của anh đã đề nghị anh đọc kinh Phật để làm dịu tâm thức của mình.”

Hiện nay David và Victoria đọc một đọan kinh Phật ngắn năm phút mỗi khi thức dậy: “Cúi đầu đảnh lễ đấng Thế Tôn, Ngài là bậc đáng cúng dường, là bậc giác ngộ chân chính tối thượng, là người có đầy đủ giới hạnh…” để khởi đầu cho một ngày mới.

Ngôi sao của ban nhạc đã rã Spice Girl – Victoria – 34 tuổi, theo tường thuật là đã đưa ăn chay vào kế hoạch ăn kiêng của mình.

Nguồn tin cũng đưa thêm thông tin của tờ báo Anh - Look Magazin - rằng: "David and Victoria đang thực sự trở thành những người ăn chay lành mạnh. Victoria thường mua cà phê espresso với sữa đậu nành tại Urth Caffe, một quán cà phê bán thức ăn không chứa các chất hóa học nhân tạo gần tiệm sách Cây Bồ Đề Victoria, nơi đây cô thường mua các cuốn sách tự giúp mình tu tập trị giá hàng trăm đô la."

Tường thuật cũng cho biết cặp vợ chồng ngôi sao này cũng đã thuê một chuyên gia về phong thủy người Trung Quốc để bày biện lại căn hộ để đảm bảo rằng ngôi biệt thự của họ đã được sắp đặt đúng theo phong thủy.

Nguồn tin tiết lộ: “ Họ đã thuê các chuyên gia phong thủy Trung Quốc đến sắp xếp lại nhà của họ, hy vọng rằng sẽ giúp David may mắn hơn trong sự nghiệp bóng đá của anh và giúp cho họ có cơ hội có thêm con”.

Họ đã trở thành cặp vợ chồng hippy quyền lực tột bực.


(theo Hoa Linh Thoại)

BECKHAMS TURN TO BUDDHISM

The couple - who live in Los Angeles with their three sons - have reportedly "embraced" the mystical religion and are now chanting every morning in a bid to help them deal with their hectic lifestyles.

A source said: "David and Victoria have gone completely Californian! David has begun wearing health, prosperity and performance beads around his wrist. He has started yoga and stretching classes after a knee injury, and then a teammate suggested Buddhist chanting to soothe his mind.

"Now he and Victoria do a short five-minute chant when they wake up to start the day off on the right foot, repeating, 'Homage to the blessed one, the worthy one, the rightly self-awakened one.' "

Former Spice Girls star Victoria, 34, has also reportedly incorporated holistic eating into her diet plan.

The source added to Britain's Look magazine: "David and Victoria are really getting into the whole holistic, healthy vibe too. Victoria often picks up a soya latte at an organic cafe called Urth Caffe, which is next to The Bodhi Tree bookstore, where she bought hundreds of dollars' worth of self-help books."

The pair have are even said to have employed a Feng Shui expert to ensure their mansion is appropriately arranged.

The source revealed: "They have had Chinese Feng Shui experts come in to rearrange their home, hop[ing] it will improve David's luck on the soccer pitch and their chances of conceiving. They have turned into the ultimate hippy power couple!"


Thứ Năm, 13 tháng 5, 2010

Sống trong thế giới không rác



Thu nhặt lon ở Kamikatsu - Ảnh: Gaia
TT - Trong vùng đồi gập ghềnh ở miền tây nước Nhật có một thị trấn nhỏ mang tên Kamikatsu. Nằm ở thượng nguồn sông Katsuura với 2.000 dân và 85% diện tích được rừng bao phủ, Kamikatsu đang được nhiều thành phố lớn, nhỏ khác của Nhật và cả những cộng đồng cư dân nước khác học tập theo vì không bao giờ xả rác.


Không có công nhân vệ sinh

Thị trưởng Kamikatsu khẳng định với các nhà báo thị trấn không cần công nhân vệ sinh: "Người dân tự chịu trách nhiệm về mọi thứ họ thải ra. Họ tự chuyển thức ăn thừa và những thứ bị loại ra ở khâu bếp núc thành phân bón và phân các loại rác còn lại theo 34 hạng mục: vỏ chai nhựa thường, vỏ chai nhựa PET, vỏ bút, dao cạo râu...
Với 34 loại rác này, họ rửa sạch sẽ, phơi khô rồi mang đến các cửa hiệu nhận tái chế trên phố". Theo ông Kasamatsu Kashuichi, từ khi áp dụng kế hoạch này vào năm 2003, lượng rác của mỗi nhà tự động giảm hẳn, thức ăn thừa cũng vậy. Khi thực phẩm không bị lãng phí, giá của nó giảm theo.
Nhiều người dân tỏ ra rất hứng khởi với sáng kiến của chính quyền. Như bà Kikue Nii chẳng hạn. Bà nội trợ này gỡ bỏ giấy nhãn trên chai nhựa, mang chai đi rửa, lau khô rồi mang đến một cửa hiệu. Với mỗi túi chai, bà đổi được một tấm vé số. Có hôm bà trúng được một phiếu mua hàng trị giá tương đương 10 USD, không nhiều "nhưng còn hơn không có gì”.
Kikue Nii cũng là người thích tái chế thực phẩm thừa: "Tôi nghĩ mình ít thải rác vì chính mình phải tự tay tái chế chúng. Nếu thức ăn gồm rau củ hay thịt thà còn dư, tôi nấu lại thành một nồi xúp, nêm chút rượu vang vào. Vậy là tôi được một nồi xúp tuyệt vời!". Đôi vợ chồng nhà bên của Nii, anh Fumikazu Katayama và chị Hatssue cũng là những người siêng năng tái chế. "Tái chế đã trở thành công việc thường ngày của tôi. Mất một chút thời gian nhưng thật tốt nếu ta trả mọi vật về với Trái đất" - Katayama nói. 

Nói không với rác

Trước đây, Kamikatsu cũng như nhiều thành phố khác thường xuyên đau đầu vì vấn nạn xử lý rác. Nhận thấy chi phí dành cho vận chuyển rác đến bãi chứa và hỏa thiêu quá tốn kém, năm 2003, dưới sự lãnh đạo của một chính quyền thân thiện môi trường, các cư dân Kamikatsu đã thông qua "Tuyên bố không có rác".
Với các sáng kiến đang được thực thi, Kamikatsu nhắm tới trở thành chính quyền địa phương đầu tiên ở Nhật đóng cửa hoàn toàn bãi rác vào trước năm 2020. Với sự ủng hộ của các quĩ bảo vệ môi trường và Chính phủ Nhật, thị trấn này còn đầu tư nghiên cứu các dạng năng lượng mới, lập quĩ không rác để thưởng sáng kiến cho các hộ dân và còn lập ra một tổ chức phi chính phủ mang tên Học viện Không có rác của Nhật.
Noi gương Kamikatsu, nhiều thành phố trên thế giới đã thông qua tuyên bố "không có rác". Canberra của Úc và Toronto của Canada đặt mục tiêu "không thải rác" vào trước năm 2010. San Francisco ở Mỹ và hơn một nửa địa phương ở New Zealand cam kết sẽ trở thành thành phố không xả rác vào năm 2020.

THỦY TÙNG
(Theo BBC, Kansai.gr.jp-lục lại một bài cũ rích trên Tuổi Trẻ)

Sống giản đơn

(Bài của thạc sĩ xã hội học Nguyễn Thị Oanh, đăng trên Tuổi Trẻ cuối tuần 21-8-2008)
“Bí quyết của hạnh phúc không phải là sở hữu thật nhiều mà là giảm thiểu nhu cầu và sự ham muốn” - Ảnh: T.T.D.
“Sống giản đơn” (simple living hay living simply) là trào lưu đang lan rộng ở các nước công nghiệp hóa. Khái niệm này thường được đề cập trong sách báo viết về hạnh phúc hay chất lượng sống: “Muốn hạnh phúc, bạn hãy sống giản đơn”.
Nguồn gốc của trào lưu này là sự chán nản, mệt mỏi đối với cuộc sống thừa mứa tiền bạc, sùng bái vật chất không còn ý nghĩa mà kinh tế thị trường đã tạo ra. Vì để nuôi nền kinh tế, bằng mọi giá phải kích thích tiêu dùng bằng cách luôn tạo ra sản phẩm mới, rồi quảng cáo, khuyến mãi, cung ứng tín dụng tiêu dùng... Điều này đánh trúng tâm lý tiêu dùng của dân chúng.
Tâm lý tiêu dùng
Người ta mua sắm không vì cần mà bị mê hoặc bởi cái mới, cái lạ. Mua chỉ để mua, vì ghiền mua. Ở Mỹ có câu “Hãy mua sắm tới khi bạn ngã gục” (Shop until you drop). Tín dụng tiêu dùng khiến người ta xài thả ga như của chùa, đến lúc phải trả nợ mới tá hỏa. Sở hữu căn hộ là một ước mơ lớn, và người ta lập cả một hội những người sở hữu nhà gọi là “Home owners association” được Việt kiều dịch là “Hội ôm nợ”! Quả thật, trong bối cảnh kinh tế Mỹ hiện nay không ít người dở khóc dở cười vì nhà không bán được nhưng nợ nhà nước thì vẫn phải trả.
Có hai yếu tố tâm lý trói buộc người tiêu dùng. Đó là “mua sắm giải sầu” và “xài lấy le”. Các nhà tâm lý đã khẳng định nhiều người, đặc biệt là phụ nữ, khi có chuyện buồn hay đi mua sắm để tự an ủi. Tôi có một người bạn hễ thất tình thì đi mua đồ. Tôi cũng biết một bà cụ gần 80 tuổi vẫn đi sắm đồ, nhất là quần áo, để chật nhà vì cô đơn. Bà nói: không biết sống sao nếu không có mấy thứ đó! Xài sang để chứng tỏ đẳng cấp phổ biến trong cả nam giới. Vào thập niên 1950, các nhà xã hội học Mỹ đã nghiên cứu cái gọi là “biểu tượng của vị trí xã hội”. Người ta ăn thua nhau ở ngôi nhà, chiếc xe, cái ví hay chiếc váy thời trang. Hiện nay hiện tượng này không chỉ rõ nét ở những “nhà giàu mới” (TTCT 32-8-2008) mà còn phổ biến rộng rãi, nhất là trong giới trẻ.
Người ta không cưỡng lại nổi với đồ vật vì nó khỏa lấp những thiếu thốn không nhận ra được. Đó là ý thức về giá trị bản thân và ý nghĩa cuộc sống. Do đó một tác giả viết rằng: “Con người thay vì sở hữu đồ vật lại trở thành nô lệ của nó”.
Những căn bệnh của thời đại
Càng mua sắm người ta càng cần tiền. Muốn có tiền càng phải làm việc nhiều hơn. Từ đó phải sống vội, ăn nhanh, giải trí mạnh. Nếp sống này dẫn tới các căn bệnh của thời đại như trầm cảm, stress, tim mạch, tiểu đường, béo phì... Ngay cả ở VN, stress trở thành từ thông dụng. Có người ví von đây là những căn bệnh của 4M: money (tiền), mobile (điện thoại di động), mercedes (xe hơi cao cấp), McDonald (thức ăn nhanh). Trong lúc phương Tây bắt đầu tẩy chay thức ăn nhanh và cổ vũ ăn chậm thì tuổi trẻ VN tới các nhà hàng Kentucky, McDonald... không phải vì chất lượng thực phẩm mà ít nhiều theo mốt. Thật ra Tây lại mê “fast food” của ta vừa ngon bổ rẻ là phở, bún đủ loại... và cả bánh mì kẹp thịt!
Sống giản đơn là như thế nào?
Đó là xác định lại mục đích và ý nghĩa cuộc sống hầu loại bỏ những phù phiếm đang che đậy nó để sống nhẹ nhàng, thanh thản và tích cực. Câu chuyện dưới đây sẽ minh họa vấn đề.
Một người thầy già mời đám học trò cũ là những người thành đạt tới nhà uống cà phê. Ông bày ra những cái tách đủ loại: sang trọng, bình thường, đẹp, xấu và cả đồ nhựa. Khách chọn toàn những cái tách sang trọng, bỏ lại những cái tách tầm thường. Người thầy bèn nói:
“Các bạn thấy không? Ai nấy đều chọn những cái tách tốt nhất, để lại những cái xấu. Giành những điều tốt đẹp nhất cho mình là chuyện bình thường, nhưng đó là nguồn gốc của những vấn đề trong cuộc sống và làm tăng stress. Thực chất các bạn chỉ cần cà phê, nhưng một cách ý thức các bạn chọn những cái tách đẹp nhất. Các bạn còn để ý xem ai có cái tách đẹp nữa. Cái tách không làm tăng chất lượng của cà phê, có khi nó còn che giấu giá trị thật của thức uống, đôi khi nó khiến bạn phải trả tiền nhiều hơn...
Cuộc sống là cà phê. Việc làm, vị trí xã hội là những cái tách. Chúng chỉ là những công cụ chứa đựng cuộc sống. Chúng không xác định hay thay đổi được chất lượng cuộc đời mà ta đang sống. “Quá tập trung vào cái tách, ta quên thưởng thức cà phê. Hãy tận hưởng cuộc sống và nhớ rằng những người hạnh phúc nhất không có những điều tốt nhất nhưng họ biết làm ra những điều tốt nhất từ những gì họ có”.
Còn một tác giả khác khẳng định rằng: “Bí quyết của hạnh phúc không phải là sở hữu thật nhiều mà là giảm thiểu nhu cầu và sự ham muốn”.
Sống giản đơn luôn đi đôi với các trào lưu tiến bộ khác
Sống giản đơn luôn đi đôi với chia sẻ. Bill Gates, Warren Buffet và nhiều tỉ phú khác, thay vì phung phí của cải, đã dành những số tiền lớn cho hoạt động xã hội, từ thiện. Vì sống giản đơn là cách thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trên thế giới khi (theo số liệu của Liên Hiệp Quốc 1998) 20% dân số thế giới tiêu dùng 86% sản phẩm và dịch vụ trên Trái đất.
Ngày nay, nhiều người dân thuộc tầng lớp trung lưu ở Thụy Sĩ, New Zealand, Anh, Đức, Mỹ... tự nguyện sống giản đơn “với những niềm vui nho nhỏ, sống chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau, quay lưng với lối sống tiêu thụ và bảo vệ môi trường” (TTCT 13-8-2008).
Warren Buffet (tỉ phú 5 tỉ đôla) vẫn sống trong ngôi nhà nhỏ ba phòng ngủ đã mua 50 năm trước đây. Không sử dụng điện thoại di động, tự lái ôtô, không có bảo vệ... (TT 12-11-2007). Tỉ phú 3 tỉ đôla Bergruen, 46 tuổi, đã bán hai căn nhà, chiếc xe hơi duy nhất của mình rồi thuê khách sạn ở. Ông dự định dành toàn bộ gia tài của mình cho mục đích từ thiện. Trong khi chờ đợi ông chuyển sang sản xuất ethanol (thay thế xăng) cũng vì mục đích bảo vệ môi trường.
“Tiêu dùng xanh” là khẩu hiệu của nhiều tỉ phú trẻ ở Mỹ: trồng rau trong vườn, không sử dụng hàng hiệu, tập trung làm từ thiện (báo Yêu Con số 6-2008).
Một trào lưu khác là “sống chậm”. Người ta đua nhau học yoga, thiền để tĩnh tâm, để nhìn lại mình và cuộc sống. Những hiệp hội “sống chậm” đã ra đời không chỉ ở Âu, Mỹ mà cả ở châu Á nhằm thoát khỏi sự mê hoặc của vật chất và cuộc sống vội. Những “thành phố chậm” đã hình thành (với dân số không quá 50.000 dân), cam kết sản xuất sạch, ít ô nhiễm, yên tĩnh và không có xe hơi ở khu vực trung tâm. Ở đây, các ngành thủ công và ẩm thực truyền thống của địa phương được phát triển. Chưa đầy mười năm từ khi xuất hiện đã có 65 thành phố trên thế giới ủng hộ phong trào này. “Ngày không vội” khởi xướng ở Ý năm 2007, năm nay có 90 thành phố thuộc 11 quốc gia tham gia. (TT 7-3-2008).
Ý nghĩa của sống giản đơn
Được nêu lên trong các khẩu hiệu như:
- Đơn giản bên ngoài, giàu có bên trong (http://www.simpleliving.net/).
- Mọi thứ ta sở hữu sẽ quay lại sở hữu ta. Nếu chúng làm lợi cho cuộc sống và đáp ứng nhu cầu của bạn thì tốt. Nhưng nếu chúng trở thành gánh nặng và là động cơ sống của bạn thì điều đó có còn ý nghĩa gì không?
Còn Warren Buffet thì khuyên:
- Tránh xa thẻ tín dụng và đầu tư vào bản thân.
- Tiền không làm nên con người, mà con người làm ra tiền.
- Đừng làm những gì người ta nói. Lắng nghe họ nhưng hãy làm những điều mà bạn thấy hài lòng.
- Đừng phát cuồng vì hàng hiệu. Hãy mặc loại quần áo mà bạn cảm thấy thoải mái.
- Cuộc sống là của bạn. Tại sao lại để người khác có cơ hội kiểm soát đời bạn?
Sống giản đơn đã là một hiện thực xã hội
Nếu thập niên trước sống giản đơn là điều tôi chỉ nghe qua sách vở thì ngày nay tôi đã gặp ngay cả ở những gia đình trẻ Việt kiều cảm thấy “đủ rồi” với chuyện làm ăn và dừng lại để hoạt động từ thiện hướng về VN. Có người sống giản đơn kết hợp với bảo vệ môi trường và chuyên nghiên cứu về năng lượng mặt trời để giúp vùng sâu vùng xa. Sống giản đơn không còn là độc quyền của tỉ phú nữa. Tôi đã gặp nhiều gia đình không có tivi, nhiều cá nhân không sử dụng điện thoại di động. Đồ dùng trong nhà, quần áo dư thừa họ cho bớt đi. Họ tiết kiệm cả thời gian đi mua sắm để... làm vườn, trồng rau và sống thảnh thơi...
Một đại diện tổ chức phi chính phủ tại TP.HCM không sử dụng điện thoại di động và ví von: “Để rồi bạn xem, tôi đi sau mà sẽ về trước”. Một giáo sư trong phái đoàn chuyên gia công tác xã hội thăm VN trong tháng sáu vừa qua khoe: “Tôi đi vắng mấy tuần phải nhờ nhà hàng xóm ăn giùm rau trong vườn nhà tôi”.
Còn ở VN chúng ta?
Cách đây hai tháng tôi có một buổi nói chuyện về đề tài này. Tôi ngạc nhiên khi thấy một cử tọa trên 80 người đủ mọi thành phần: sinh viên, nhà nghiên cứu, nhà hoạt động xã hội, nhà văn... Tôi càng lý thú trước những tranh luận sôi nổi.
Tuy nhiên, đối với số đông mới bước vào mê hồn trận “tiền - đồ - làm nhiều - sống nhanh - ganh đua vì đẳng cấp”, tự giải phóng mình không phải dễ dàng. Bởi lẽ, để thay thế những cái bên ngoài cần những chân giá trị để tự khẳng định. Và chân giá trị không thể hình thành ngày một ngày hai.
Dù sao, vẫn có thể hi vọng rằng trước tấm gương của người, ta có thể đi tắt đón đầu, nhất là trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn hiện nay.
NGUYỄN THỊ OANH